当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【kết quả bóng đá cúp nam mỹ】Giảm chi ngân sách, tăng cơ hội cho sinh viên

trang 7

Trường Đại học Tài chính Marketing

về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017. Ông Hứa Minh Tuấn,ảmchingânsáchtăngcơhộichosinhviêkết quả bóng đá cúp nam mỹ Phó Hiệu trưởng Trường UFM đã có cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN về vấn đề thực hiện thí điểm tự chủ của trường.

* PV: Thưa ông, khi được Bộ Tài chính lựa chọn là đơn vị thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của trường theo hình thức tự chủ, trường đã tận dụng cơ hội này như thế nào?

- Ông Hứa Minh Tuấn:Về tài chính, UFM được thu học phí ổn định theo mức thu đã nêu trong đề án. Việc thực hiện tự chủ theo Nghị quyết 77 đã tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị được quyết định mức học phí bình quân (của chương trình đại trà) và mức học phí cho từng chương trình đào tạo theo nhu cầu người học và chất lượng đào tạo. UFM được quyết định mức thu học phí đối với các chương trình đặc thù theo đề án mở chương trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Việc được giao tự chủ xác định mức thu học phí giúp UFM tính tương đối đầy đủ các chi phí cần thiết cấu thành trong giá dịch vụ đào tạo, từ đó chủ động được các khoản chi và tích lũy để đầu tư.

Đối với tiền lương và thu nhập, nhà trường được quyết định thu nhập tăng thêm của người lao động theo quy chế chi tiêu nội bộ, ngoài tiền lương ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước. Đây chính là một trong những động lực để nhà trường phát huy tốt nội lực, tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có, khai thác tốt và triệt để các nguồn thu hợp pháp để từng bước cải thiện thu nhập chính đáng cho người lao động, tăng tích lũy để đầu tư cơ sở vật chất.

Về việc sử dụng nguồn thu, UFM được phép gửi các khoản thu từ học phí và các khoản thu sự nghiệp khác vào ngân hàng thương mại (đây là điểm mới vì trước đây nhà trường chỉ được phép gửi các khoản thu sự nghiệp khác). Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại được trích lập 5 quỹ (bổ sung thêm quỹ hỗ trợ sinh viên, trước đây là 4 quỹ) - đây chính là một trong những nội dung cốt lõi của Nghị quyết 77, đó là: “…giảm chi cho ngân sách nhà nước đồng thời không làm giảm cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính sách…”.

ong tuan

Ông Hứa Minh Tuấn

Tại chính sách học bổng, học phí, với đối tượng chính sách, Nhà nước tăng mức cho vay ưu đãi cho sinh viên của các trường được giao tự chủ, trong đó có UFM. Điều này đã giúp cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có nhiều cơ hội được tiếp cận nguồn vốn vay để hoàn thành chương trình học tập.

* PV: Như vậy, chứng tỏ rằng việc triển khai thí điểm tự chủ đối với trường là đúng đắn, phù hợp, thưa ông?

- Ông Hứa Minh Tuấn:Chủ trương của Nghị quyết 77 là rất phù hợp với tiến trình giảm dần bao cấp của Nhà nước đối với các trường đại học công lập; đồng thời, tăng tính tự chủ cho các trường. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thí điểm tự chủ, trường cũng gặp một số khó khăn, thách thức như: Nguồn thu chủ yếu của UFM là từ thu học phí, trong khi đó chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy và đào tạo sau đại học năm học 2015 - 2016 đã giảm so với năm học trước nhằm đảm bảo các tiêu chí do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cũng như để nâng cao chất lượng đào tạo; hệ vừa làm vừa học có chỉ tiêu nhưng lại khó tuyển sinh; nguồn thu dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu, nay lại chia sẻ cho người học (lập các quỹ hỗ trợ sinh viên). Vì vậy, tổng thu được sử dụng cho hoạt động của UFM bị thu hẹp.

Đối với chi học bổng khuyến khích học tập, thực hiện Quyết định 378, kể từ năm học 2015 - 2016 Quỹ Học bổng sẽ được bố trí tối thiểu 8% nguồn thu học phí chính quy, chỉ tính riêng năm 2015 nhà trường sẽ phải bố trí kinh phí cho khoản chi này khoảng 8,5 tỷ đồng và năm 2016 - 2017 dự kiến 11 tỷ đồng.

Trong danh mục 5 trường đầu tiên được tự chủ tài chính trên toàn quốc thì UFM là trường có cơ sở vật chất rất khiêm tốn, phải thuê dài hạn một số địa điểm tổ chức đào tạo, vì cơ sở chính chưa đáp ứng đủ.

Từ khó khăn trên cho thấy, trong thời gian tới nguồn thu bị hạn chế, hay nói cách khác bị giảm sút đáng kể (mặc dù học phí cho khóa mới tăng lên là 13 triệu đồng/sinh viên/năm so với trước đây là 6,8 triệu đồng nhưng vẫn không đủ bù đắp chỉ tiêu tuyển sinh được giao giảm), trong khi các khoản chi tăng đáng kể.

* PV: Vậy theo ông, để tiến tới tự chủ đạt hiệu quả và chất lượng trường có những kiến nghị gì?

- Ông Hứa Minh Tuấn:Quá trình phát triển đội ngũ phải hài hòa giữa đào tạo lại nguồn lực hiện hữu và tuyển dụng mới; giữa cắt giảm quy mô tuyển sinh và bình ổn thu nhập cho giảng viên… Vì vậy, trường kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép trường có lộ trình phát triển đội ngũ, để đến năm 2020 sẽ đạt tiêu chuẩn về giảng viên (số lượng và chất lượng).

Một yếu tố rất quan trọng trong chương trình đào tạo, bên cạnh yếu tố giảng viên, là giáo trình. Từ năm học 2015 – 2016, trường thống nhất tên học phần tương ứng với chương trình đào tạo của các đại học tiên tiến cùng ngành/chuyên ngành, nhằm tạo điều kiện chuẩn hóa giáo trình và liên thông, liên kết giữa các đại học. Trường cũng mong muốn được tiến hành dự án chuẩn hóa giáo trình và vay vốn ODA để tài trợ cho dự án này.

Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu khoa học của trường còn khiêm tốn, chủ yếu là phục vụ cho hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua các đề tài cấp cơ sở. Do vậy, trường đề xuất Bộ Tài chính đặt hàng, hoặc tổ chức đấu thầu các nhiệm vụ nghiên cứu nhằm tư vấn chính sách cho Chính phủ, cho Bộ Tài chính, để trường và các cơ sở đào tạo khác thuộc Bộ Tài chính tham gia…

* PV: Xin cảm ơn ông!

Hồng Sâm

分享到: