【kq bong da lu】Doanh nghiệp và áp lực từ vốn vay

Từ khoảng tháng 3 đến nay, kq bong da lu lãi suất ngân hàng đồng loạt tăng. Có thời điểm mặt bằng lãi suất cho vay cá nhân lên đến 13% và DN khoảng 9%, tăng 2%/năm so với đầu năm.

Sự điều chỉnh tăng lãi suất như vậy đã tạo thêm áp lực vô cùng lớn đến hiệu quả hoạt động và gánh nặng lời - lỗ trong sản xuất, kinh doanh của DN, nhất là các DN đang vay vốn ngân hàng với dư nợ lớn. Chị N.T.H.N, một chủ DN lớn kinh doanh nông sản ở thị xã Chơn Thành, cho biết: Hằng năm, DN thường phải vay từ 40-60 tỷ đồng, khi ngân hàng tăng 1% lãi suất thì mỗi tháng chúng tôi phải mất thêm từ 400-600 triệu đồng… trong khi việc kinh doanh, buôn bán hiện nay rất khó khăn, phải kiếm từng đồng để tồn tại.

Lãi suất cho vay tăng tạo thêm gánh nặng cho các doanh nghiệp

Không chỉ chịu áp lực về lãi vay, từ khoảng nửa năm nay, các DN có nhu cầu vay vốn như “ngồi trên lửa” khi đồng loạt các ngân hàng có chính sách siết “room tín dụng”. Đối diện với thực trạng này, một DN chế biến, kinh doanh mủ cao su trên địa bàn tỉnh cho biết: Với những DN lớn, quy mô thì phải dựa vào vốn vay của ngân hàng. Khi các ngân hàng siết “room tín dụng”, chúng tôi “ăn không ngon, ngủ không yên” mỗi khi đến kỳ đáo hạn. Bởi đáo hạn xong không biết có được vay lại nữa không, mà không có vốn coi như mọi hoạt động đình trệ. Đến thời điểm hiện nay, dù mặt bằng lãi suất có giảm nhưng vẫn ở ngưỡng từ 8,5 - 9,5%/năm, như vậy vẫn chênh lệch so với cùng kỳ năm trước khoảng 2%. Do đó các doanh nghiệp vẫn phải gồng với lãi suất.

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sau khi nới “room tín dụng” từ 1,5-2% để “bơm” thêm tiền vào nền kinh tế thông qua các tổ chức tín dụng (khoảng 240.000 tỷ đồng), các đối tượng sẽ được ưu tiên cho vay gồm: lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, DN nhỏ và vừa, DN phục vụ xuất khẩu, ngành công nghiệp phụ trợ… Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo quan tâm đến lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là giúp người dân có tiền mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ nhu cầu đời sống.

Trước khó khăn của DN về vốn vay tín dụng, mới đây Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã vào cuộc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Về “room tín dụng”, Ngân hàng Nhà nước quyết định nới “room tín dụng” thêm khoảng 1,5-2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (tương đương khoảng 240.000 tỷ đồng sẽ được “bơm” vào nền kinh tế thông qua các tổ chức tín dụng). Đồng thời siết lãi suất huy động của toàn hệ thống ngân hàng xuống không quá 9,5%/năm (kể cả các khoản khuyến mại cộng lãi suất), nếu tổ chức tín dụng nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.

Siết lãi suất huy động là giải pháp căn cơ giúp hạ mức lãi cho vay, bởi ngân hàng là nơi đi vay để cho vay, một khi lãi suất huy động giảm thì lãi suất cho vay cũng giảm. Để “sức khỏe” của DN được ổn định, giảm áp lực từ vốn vay thì các chính sách mà Chính phủ chỉ đạo cũng như Ngân hàng Nhà nước đưa ra phải được các địa phương, toàn hệ thống ngân hàng triển khai thực hiện triệt để. Cụ thể, với khoảng 240.000 tỷ đồng thông qua việc nới “room tín dụng” thì ai, DN nào… sẽ được tiếp cận đúng quy định? Đây là vấn đề mà các DN không khỏi băn khoăn, rất cần các địa phương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành kiểm soát chặt theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cúp C1
上一篇:Cán bộ ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 50 triệu đồng
下一篇:Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng