欢迎来到Empire777

Empire777

【porto đấu với gil vicente】Xuất khẩu đồ gỗ vào Anh có thể giảm do sự kiện Brexit

时间:2025-01-10 20:42:10 出处:Cúp C2阅读(143)

Nhận định này được các đại biểu đưa ra tại buổi tọa đàm với chủ đề "Brexit và tác động tới ngành gỗ Việt Nam",ấtkhẩuđồgỗvàoAnhcóthểgiảmdosựkiệporto đấu với gil vicente do Hiệp hội Gỗ Việt Nam (Vifores) tổ chức ngày 14/7/2016, tại Hà Nội.

Anh là thị trường nhập khẩu gỗ lớn của Việt Nam

Tại cuộc tọa đàm, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách của Tổ chức Forest Trends cho hay, Việt Nam là một trong ba quốc gia xuất khẩu (XK) các sản phẩm gỗ nhiều nhất vào Anh (bên cạnh Indonesia và Malaysia).

Trong Liên minh châu Âu (EU), Anh là thị trường lớn nhất nhập khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam, với kim ngạch XK hàng năm chiếm khoảng 35-36% trong tổng kim ngạch XK của Việt Nam vào EU. Thời gian qua, kim ngạch XK sản phẩm gỗ của Việt Nam vào Anh liên tục tăng. Năm 2015, kim ngạch XK đồ gỗ của Việt Nam sang Anh đạt gần 270 triệu USD, tăng nhanh từ mức gần 181 triệu USD năm 2012.

Theo ông Phúc, sự kiện Brexit vừa qua đã gây mất giá đồng Bảng Anh, tác động tiêu cực đến thị trường tài chính của Anh cũng như tại các nước khác trong khu vực EU. Đồng thời, giảm sức mua từ Anh và các nước khác trong khối EU nói chung và sự sụt giảm nhu cầu trong ngành công nghiệp xây dựng nhà cửa tại Anh sẽ có tác động trực tiếp đến ngành gỗ của Việt Nam. Nói cách khác, nhu cầu đối với các sản phẩm gỗ nhập khẩu vào Anh, bao gồm cả các sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Việt Nam chắc chắn sẽ giảm trong tương lai.

Ông Phúc cho biết, Anh là thị trường lớn nhất trong khối EU trong việc nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của ngành gỗ Việt Nam. Hiện tại đồng Bảng Anh đã mất giá so với đồng Đô la Mỹ, kéo theo sự mất giá so với đồng Euro. Điều này gây tác động tiêu cực đến giá xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Cùng với đó, sụt giảm về giá trị cổ phiếu của ngân hàng sẽ làm hạn chế việc cho vay tiêu dùng tại Anh và có thể sẽ lan sang các nước khác trong khối EU trong tương lai, điều này sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng tại các quốc gia này.

Bên cạnh đó, tình hình hiện tại gây tác động tiêu cực đến tâm lý mua sắm của người tiêu dùng tại Anh và các quốc gia trong EU, dẫn tới sự hạn chế trong chi tiêu của người dân. Việc giảm giá trị của đồng Bảng Anh có thể làm cho các công ty bán lẻ của Anh bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi đa số họ mua hàng từ Châu Á và thanh toán bằng đồng đô la. Giảm giá đồng Bảng làm cho các chi phí mua và nhập khẩu hàng tăng cao.

"Tuy nhiên, đến nay các con số dự đoán về mức độ suy thoái kinh tế của Anh trong thời gian tới vẫn chưa chắc chắn. Vẫn còn quá nhiều các yếu tố mà chúng ta chưa biết có thể tác động đến sự phát triển kinh tế của Anh. Nói cách khác, chúng ta không thể đánh giá được sự sụt giảm trong việc nhập khẩu các sản phẩm gỗ từ Việt Nam vào Anh”, ông Phúc phân tích.

Tọa đàm
Các đại biểu cùng thảo luận tại cuộc tọa đàm. Ảnh: HH

"Nhạy bén” cập nhật thông tin để ứng phó linh hoạt

Cũng tại cuộc tọa đàm, các đại biểu đã đặt ra vấn đề, Việt Nam và EU đang đàm phán Chương trình thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT), Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA), vậy Brexit có ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả đàm phán FLEGT/VPA hay không?

Trả lời vấn đề này, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch Vifores cho rằng, trong thời gian 2 năm khi Anh thực hiện đàm phán với EU về các bước để Anh rời EU, các quy định và chính sách của EU sẽ không có bất kỳ thay đổi nào.

Trong cuộc họp báo công bố kết quả đàm phán của phiên trong tháng 4 vừa qua giữa Việt Nam và EU, hai bên đã cam kết thống nhất về lộ trình kí kết Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) dự kiến vào cuối năm 2016. Như vậy, việc Anh rời EU hoàn toàn không có ảnh hưởng đến kết quả đàm phán FLEGT VPA giữa Việt Nam và EU. Tuy nhiên, trong tương lai các sản phẩm gỗ của Việt Nam được xuất khẩu vào Anh có thể có những thay đổi.

Các chuyên gia cũng lưu ý, hiện tại còn rất nhiều điều chưa rõ ràng và chưa chắc chắn về việc Anh sẽ rời EU như thế nào, về các tác động của việc này đối với các chính sách của Anh nói riêng và mối quan hệ thương mại giữa Anh và các nước trong khối EU, cũng như các nước khác nói chung. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần cập nhật thông tin và có những giải pháp ứng phó với các kịch bản thị trường khác nhau, bởi trong tương lai có thể sẽ có những thay đổi về thuế, những biến động về tỷ giá, thay đổi về thủ tục và phí hải quan, cũng như các thay đổi quy định và các tiêu chuẩn hiện đang được EU áp dụng…

Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng cần mở rộng thị trường. Theo dự báo, thị trường của Anh và Châu Âu hiện chưa được sáng sủa bởi tình trạng nhập cư. Vì vậy, các DN cũng cần có một giải pháp dự phòng, cần tìm và mở rộng thị trường khác nếu như trước đây chỉ có xuất khẩu sang Anh.

Đồng quan điểm này, bà Nguyễn Phương Thảo đại diện Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) cũng khẳng định, có thể trong “rủi ro” sẽ có “thuận lợi” cho các DN gỗ Việt Nam. “Trong trường hợp kịch bản xấu nhất, Anh là một nước độc lập thì Anh vẫn duy trì quan điểm tự do hóa thương mại. Hy vọng Anh sẽ hạ dần mức thuế đối với mặt hàng gỗ, trong đó có mặt hàng đồ gỗ và Việt Nam", bà Thảo nói.

Đồng thời, theo bà Thảo, xuất khẩu đồ gỗ là một ngành có dư địa tăng tưởng cao và giá trị lớn, tới đây Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có sự phối hợp để có chính sách phát triển tăng trưởng ngành gỗ mạnh hơn nữa./.

Phúc Nguyên

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: