Nhiều yếu tố bất lợi kéo dài khiến Đức phải đối mặt với nguy cơ nghèo đói. Người dân mua sắm tại Berlin,Đứcđốimặtvớinguycơnghođnhà cái dabet Đức. Ảnh: AFP Mặc dù là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới, nhưng Đức đang rơi vào cuộc khủng hoảng khá trầm trọng. Đáng quan ngại là giá năng lượng tăng vọt, đại dịch Covid-19 chưa kết thúc và nguồn cung khí đốt gián đoạn do xung đột Nga - Ukraine kéo dài, kinh tế Đức đang đứng bên bờ vực suy thoái với lạm phát lên tới 8,5%. Mặt khác, sự gia tăng nghèo đói và khoảng cách giàu nghèo tại nền kinh tế đầu tàu này đang ngày càng trở nên rõ rệt. Nhưng những tin xấu vẫn tiếp tục xuất hiện. Theo Paritatische Wohlfahrtsverband, tổ chức bảo trợ cho các quỹ phúc lợi xã hội của Đức, hiện có khoảng 13,8 triệu người Đức sống trong cảnh nghèo đói hoặc có nguy cơ trượt xuống dưới mức nghèo đói. Chính phủ Đức cũng bày tỏ lo ngại về khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng gia tăng. Nghèo đói trong bối cảnh này không có nghĩa là hàng triệu người ở Đức có nguy cơ chết đói hoặc chết cóng mà là tình trạng khó khăn, được đo bằng điều kiện sống trung bình của xã hội. Năm 2021, Đức bị xếp thứ 20 trong bảng các quốc gia giàu trên thế giới, tính bình quân GDP đầu người với 50.700 USD/người/năm ở Đức, so với mức 136.700 USD/người/năm ở Luxembourg, quốc gia giàu nhất thế giới. Tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), một người bị coi là có nguy cơ nghèo nếu thu nhập của họ dưới 60% mức trung bình thu nhập ở quốc gia mình. Nếu dưới 50% được coi là nghèo cùng cực. Đối với Đức, điều này có nghĩa là những người độc thân có thu nhập ròng dưới 1.148 euro/tháng (1.114,7 USD/tháng) được coi là dưới mức nghèo khổ. Đối với các bậc cha mẹ đơn thân có một con, con số này là 1.492 euro và đối với một hộ gia đình có đủ cha mẹ và hai con là 2.410 euro. Đối chiếu với tiêu chí trên, tình trạng nghèo đói ở Đức đã gia tăng theo thời gian, đặc biệt là ở người già và lao động nghèo. Hiện tại khi lạm phát tăng vọt ở Đức, ngày càng nhiều người sẽ thấy mình không thể đủ sống nếu không được hỗ trợ. Với nhiều người, việc mua đồ ăn hàng ngày như bánh mỳ, sữa, trái cây và rau quả... đang trở nên khó khăn hơn bởi những nhu yếu phẩm này tăng giá ít nhất 12% so với một năm trước. Nếu năm 2020, khoảng 1,1 triệu người sử dụng “ngân hàng thực phẩm”, con số này hiện đã lên gần 2 triệu người. Theo một nghiên cứu mới của Bertelsmann Foundation, tình trạng nghèo đói tuổi già dự đoán có thể ảnh hưởng đến 20% người Đức vào năm 2036. Chính phủ Đức có kế hoạch chi 200 tỉ euro để giảm bớt tác động của giá năng lượng cao. Đức đã lấp đầy ít nhất 95% công suất trước ngày 1-11. Tuy nhiên, theo giới phân tích, với 95% công suất, lượng khí đốt dự trữ nói chung chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu của quốc gia trong 2 tháng mùa Đông lạnh giá nhất. Các chuyên gia kinh tế cho rằng lạm phát sẽ vẫn ở mức cao, giá cả các mặt hàng thiết yếu ở Đức sẽ vẫn đắt đỏ trong tương lai gần, và những người không có tài chính và tiết kiệm ít sẽ là những đối tượng cảm nhận rõ nhất. Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu Đức cho rằng, nền kinh tế Đức càng bộc lộ những dấu hiệu giảm tốc rõ rệt, dễ nhận thấy nhất là hoạt động công nghiệp của nước này. Theo đó, hoạt động kinh tế của Đức trong tháng 8-2022 giảm 2,4% so với tháng trước đó. Chỉ trong tháng 8, số đơn đặt hàng đã giảm 3,4% so với tháng trước, trong khi đơn hàng ở nước ngoài giảm 1,7%. Bên cạnh ngành công nghiệp xe hơi của Đức, các nhà sản xuất máy móc và thiết bị cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Theo Viện nghiên cứu kinh tế (Ifo), 3 trong số 4 công ty trong cả hai lĩnh vực đều báo cáo tình trạng tắc nghẽn nguồn cung vào tháng trước. Kinh tế Đức có thể đang trên bờ vực suy thoái và điều này có thể dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp phải chuyển ra nước ngoài với những điều kiện phù hợp hơn. Điều này đồng nghĩa với những thay đổi cơ cấu lâu dài trong nền kinh tế sẽ xảy ra và chắc chắn rằng, kinh tế Đức khó hồi phục trong tương lai gần. HN tổng hợp |