【lịch bd anh】Cồng chiêng

Nhận Định Bóng Đá 2025-01-25 20:40:29 53183

VHO - Là phương tiện thực hành của loại hình diễn tấu dân gian,ồngchiêlịch bd anh cồng chiêng đã xuất hiện lâu đời và gắn bó mật thiết trong đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) Tây Nguyên nói chung và tại Lâm Đồng nói riêng. Chính vì thế, cồng chiêng nắm giữ vai trò không thể thay thế và xuất hiện trong hầu hết những sự kiện trọng đại của buôn làng, dòng họ...

Sợi dây kết nối giữa con người và thần linh

Tỉnh Lâm Đồng được biết đến là vùng đất đa văn hóa với sự hiện hữu của 48 dân tộc anh em sinh sống; trong đó, có nhiều dân tộc gốc Tây nguyên như K’ho, Chu Ru, Mạ, M’nông… Đồng bào DTTS chiếm 24,1%; riêng DTTS gốc Tây Nguyên chiếm 17,6%.

Với đặc điểm là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc sinh sống, trong đó mỗi dân tộc lại có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội riêng đã tạo nên tính đa dạng và phong phú trong không gian văn hóa chung của tỉnh Lâm Đồng.

Bên cạnh những nét riêng đó thì các dân tộc có nguồn gốc định cư lâu đời tại đây còn có một số đặc điểm chung khác, điển hình nhất có thể kế đến là loại hình diễn tấu cồng chiêng. Và nói đến diễn tấu cồng chiêng thì không thể không nhắc đến những bộ cồng chiêng - nhạc cụ giữ vai trò chủ đạo của quá trình diễn tấu mà hầu như dân tộc nào cũng có những bộ cồng chiêng cho riêng mình.

Với nhiều DTTS trên địa bàn như K’ho, Mạ, Chu Ru, M’Nông…, cồng chiêng thường xuất hiện trong những sự kiện quan trọng của buôn làng, dòng họ.

Cồng chiêng - báu vật giữa đại ngàn Tây Nguyên - ảnh 1
Cồng chiêng là một phần không thể thiếu đối trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng các DTTS gốc Tây Nguyên

Cộng đồng các dân tộc này có hệ thống các lễ hội hết sức phong phú và đa dạng trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất như lễ hội Nhô Phú (Cầu mùa) của dân tộc K’ho (Cil); lễ hội Nhô dơng (Cầu mưa) K’ho (Cil); lễ hội Nhô Lir bong (mừng lúa mới) của dân tộc K’ho (Srê); lễ hội Nhô R’he (mừng lúa mới) của dân tộc Mạ… Bên cạnh đó còn có rất nhiều những lễ hội mang tính quy mô nhỏ hơn trong gia đình, dòng họ khác như lễ cất nhà dài, đặt tên con, cưới xin... hầu như tất cả những sự kiện đó đều có những tiếng cồng chiêng được ngân lên.

Khi ở đâu có những giai điệu cồng chiêng được tấu lên, điều đó được ngầm hiểu như lời báo hiệu ở đó đang có chuyện vui, sự kiện trọng đại đến dân làng để cùng đến chung vui cùng nhau.

Bên cạnh đó, tiếng cồng chiêng còn được xem như sợi dây kết nối giữa con người và thần linh. Khi những thanh âm của cồng chiêng vang lên, đó chính là những lời báo cáo đến thần linh về tình hình phát triển, sự no ấm, ngày càng lớn mạnh của buôn làng trong một năm qua. Ngoài ra, đó còn là ý nguyện cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với buôn làng, dòng họ trong thời gian tiếp đến.

Tiếng cồng chiêng còn là sợi dây đưa đường dẫn lối cho trai gái trong buôn làng xích gần nhau hơn. Ở đó, trong những đêm hội, hòa mình bên đống lửa cháy bập bùng, các chàng trai sẽ đóng những bộ khố truyền thống khoe ra phần cơ bắp lực lưỡng của mình, đồng thời đánh lên những nhịp chiêng vui nhộn để thu hút các cô gái. Còn các cô gái sẽ diện những bộ trang phục đẹp nhất, những bộ trang sức lấp lánh nhất, nhảy các điệu múa xoang đầy duyên dáng để thu hút các chàng trai.

Cồng chiêng - báu vật giữa đại ngàn Tây Nguyên - ảnh 2
Những bộ cồng chiêng quý của đồng bào Tây Nguyên

Theo ông Trần Thanh Hoài - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng: Cồng chiêng đối với văn hóa người Tây Nguyên nói chung và tại Lâm Đồng nói riêng nó không chỉ là phương tiện để tổ chức lễ hội, mà chiều sâu của nó đó là cầu nối của con người với thế giới thần linh. Người Tây Nguyên với tín ngưỡng đa thần cho nên đối với họ, từ ngọn núi, bến nước, con suối, cây cổ thụ… cũng đều có Yàng (thần) trong đó.

“Cho nên khi tấu cồng chiêng là cách thức để họ giao lưu và cầu nguyện những điều tốt đẹp cho buôn làng, gia đình, bản thân đến với Yàng, với trời đất. Cồng chiêng đối với người Tây nguyên là một phần máu thịt, là một phần không thể thiếu của tâm thức, của tổ tiên để lại”, ông Hoài nhấn mạnh.

Chính những giá trị độc đáo của nó mà năm 2005, UNESCO đã công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác truyền khẩu phi vật thể của nhân loại, trong đó có tỉnh Lâm Đồng.

Nhiều chính sách bảo tồn toàn diện

Với vai trò và ý nghĩa quan trọng của cồng chiêng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng các DTTS trên địa bàn, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng là một trong những vấn đề cấp bách được chính quyền các cấp tỉnh Lâm Đồng hết sức quan tâm.

Cụ thể, thời gian qua ngành chức năng địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng.

Cồng chiêng - báu vật giữa đại ngàn Tây Nguyên - ảnh 3
Biểu diễn cồng chiêng thu hút du khách

Trong đó, chú trọng triển khai công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống các DTTS nói chung, di sản văn hóa cồng chiêng nói riêng đến các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của văn hóa truyền thống, nhằm góp phần nâng cao ý thức tự giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Cùng với đó, hoạt động trao truyền văn hóa cồng chiêng giữa các thế hệ chủ nhân của di sản cũng được quan tâm, tăng cường.

Địa phương đã mở được 107 lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống cho 2.950 thanh thiếu niên người đồng bào DTTD tại các địa phương; tổ chức mở 2 lớp chỉnh chiêng của dân tộc K’ Ho, Churu, Mạ... với số lượng trung bình mỗi lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống từ 24 - 30 học viên/lớp.

Bên cạnh đó, việc trang bị cồng chiêng và các điều kiện vật chất khác đi kèm để duy trì nét văn hóa cồng chiêng Tây nguyên cũng được chú trọng.

Đến nay, đã hỗ trợ hoạt động cho 131 đội văn nghệ truyền thống của các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi của các huyện và thành phố. Hỗ trợ cồng chiêng 113 bộ, trang phục truyền thống 186 bộ; Hỗ trợ trang thiết bị cho mỗi nhà văn hóa tại các thôn vùng đồng bào DTTS: 72 bộ cho các thôn tại các huyện, thành phố trong tỉnh.

Cồng chiêng - báu vật giữa đại ngàn Tây Nguyên - ảnh 4
Lớp học cồng chiêng

Tạo môi trường sinh hoạt văn hoá hiện đại, phù hợp với các biện pháp bảo tồn và phát huy văn hoá cồng chiêng của của đồng bào DTTS.

Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng cũng chủ trương đầu tư phát triển văn hóa cồng chiêng gắn với phát triển du lịch bằng cách cho ra mắt rất nhiều CLB cồng chiêng gắn với mô hình phát triển du lịch ở các cộng đồng dân cư, các khu điểm du lịch tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Bảo Lâm, Di Linh…

“Bằng cách thức đó, cùng với sự truyền dạy của các nghệ nhân, hiện nay trên hầu khắp các huyện, thành phố trong tỉnh đã lan tỏa thành phong trào tập luyện, bảo tồn và phát huy giá trị của cồng chiêng với thu hút du khách, phát triển du lịch. Các cộng đồng người dân tộc trên địa bàn như K’ho, Mạ, Chu Ru… đang xem cồng chiêng là nhạc cụ góp phần phát triển kinh tế với niềm tự hào về các giá trị mà ông bà tổ tiên để lại”, ông Hoài khẳng định.

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/821e298447.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng

Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần

TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9

9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9

Quốc lộ nối Đà Lạt

MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím

Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng

Microsoft sắp phát hành bộ lập trình cho kính thực tế ảo HoloLens

友情链接