您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【bảng xếp hạng thái lan】Những nhà giáo trẻ trải lòng về nghề 'đưa đò' đặc biệt

Ngoại Hạng Anh1676人已围观

简介Thiếu tá Hoàng Thị Ngọc Xuyến nói về công tác giáo dục đặc ...

Chú thích ảnh
Thiếu tá Hoàng Thị Ngọc Xuyến nói về công tác giáo dục đặc biệt tại Trường Giáo dưỡng số 4. Ảnh: LV

Mong học trò có tương lai tốt đẹp hơn

Tại chương trình gặp mặt,ữngnhàgiáotrẻtrảilòngvềnghềđưađòđặcbiệbảng xếp hạng thái lan các thầy, cô giáo và các nhà giáo trẻ đã trao đổi, chia sẻ những khó khăn trong quá trình giảng dạy; những động lực giúp các thầy cô tận tâm, cống hiến với nghề và những mong muốn, nguyện vọng về chế độ chính sách cho những giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, giảng dạy, hỗ trợ học sinh trong cuộc sống, học tập. Các thầy cô đều đau đáu nỗi niềm, mong mỏi lớn nhất là làm được điều gì đó cho học trò của mình, để các con yên tâm học tập, có môi trường giáo dục hạnh phúc, cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn.

Cô giáo Hoàng Thị Ngọc Xuyến, Trường giáo dưỡng số 4, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an cho biết: "Công việc của chúng tôi là quản lý, giáo dục, chăm sóc trẻ vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật, trong độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi. Ở độ tuổi còn nhỏ, nhưng các em trước khi vào trường đã có những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội như: Giết người, hiếp dâm, trộm cắp, buôn bán và tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý, gây rối trật tự công cộng... Dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục các em, nhưng chúng tôi luôn nỗ lực, cố gắng để giúp các em thay đổi về nhận thức, tu dưỡng, học tập và rèn luyện sớm trở thành những người công dân lương thiện, hữu ích cho xã hội".

Bên cạnh tham gia giảng dạy văn hóa, cô Ngọc Xuyến còn dạy hai cấp: Tiểu học và Bổ túc THCS theo chương trình giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo; tăng cường thêm giáo dục đạo đức công dân; giáo dục kỹ năng sống; giáo dục giới tính, tình dục và sức khỏe sinh sản cho các em. 

Còn với cô giáo Bùi Thị Thuý, Trường Trẻ em khuyết tật huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định chia sẻ: Là một giáo viên dạy học sinh bình thường đã khó, khi dạy các em học sinh khuyết tật còn khó hơn nhiều. Nhưng bằng lòng yêu nghề, mến trẻ, coi học sinh như những người thân yêu, các thầy cô luôn cố gắng để các em có thể tiếp thu kiến thức, có kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp, có thể hoà nhập tốt hơn.

Là một nhà giáo đã 31 năm đứng trên bục giảng ở một xã đảo đặc biệt khó khăn, thầy giáo Đặng Văn Bửu luôn chăm chỉ, tìm tòi, học hỏi kiến thức. Đặc biệt, trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Với môn Lịch sử, thầy luôn có cách truyền cảm hứng để mỗi giờ học của mình trở thành giờ học sinh yêu thích nhất.

Thầy Đặng Văn Bửu cho biết: "Tôi luôn cập nhật các kiến thức liên môn để truyền đạt và vun đắp thêm niềm đam mê môn Lịch sử cho các em. Tôi luôn tự nhủ, đổi mới giáo dục phải từng bước vững chắc, không được chủ quan nóng vội. Nếu vội vàng sẽ trả giá đắt, đôi khi là cả một thế hệ học sinh. Chẳng hạn như với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nếu quá đà sẽ kém hiệu quả. Theo tôi, việc kết hợp phương pháp truyền thống và hiện đại hợp lí, sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền của cho xã hội".

Sự tôn vinh là cần thiết

Sau khi nghe những chia sẻ của các thầy, cô giáo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, cống hiến của các thầy cô giáo trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” và “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” bởi ý nghĩa lớn lao đối với lực lượng cán bộ, giáo viên tại các địa phương.

Chú thích ảnh
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Đặng Kim Chi tặng bằng khen cho 60 nhà giáo trẻ tiêu biểu năm 2024. Ảnh: LV

Tags:

相关文章