【bch anh】Thanh tra Tài chính thực hiện “trọng tâm, trọng điểm”, nâng cao hiệu quả công tác

Tăng cường công tác thanh tra,àichínhthựchiệntrọngtâmtrọngđiểmnângcaohiệuquảcôngtábch anh kiểm tra công vụ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước Tăng cường kỷ luật, kỷ cương qua công tác thanh tra tài chính Bộ Tài chính tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác cán bộ
Hệ thống thanh tra tài chính cần tăng cường, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả. 	Ảnh minh họa: ST
Hệ thống thanh tra tài chính cần tăng cường, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả. Ảnh minh họa: ST

Xây dựng, hoàn thiện quy định về công tác thanh tra

Theo báo cáo về công tác cải cách hành chính quý 1/2024 của Bộ Tài chính, ngay từ đầu năm 2024, Bộ Tài chính chỉ đạo Thanh tra Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh phổ biến, quán triệt, tập huấn, trao đổi Luật Thanh tra năm 2022 và 2 nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra. Cùng với đó, chủ động phối hợp với các đơn vị xây dựng, hoàn thiện quy định về công tác thanh tra; khẩn trương lưu hành kết luận thanh tra, thông báo kết quả kiểm tra của các cuộc thanh tra, kiểm tra năm 2023 chuyển sang; tiến hành khảo sát, thực hiện thanh tra theo kế hoạch năm 2024 đã được phê duyệt.

Kết quả, trong quý 1/2024, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 13.056 cuộc thanh tra, kiểm tra; tiến hành kiểm tra 144.912 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan; kiến nghị xử lý tài chính hơn 17.491 tỷ đồng, trong đó, kiến nghị thu hồi nộp NSNN hơn 6.717 tỷ đồng; kiến nghị xử lý tài chính khác hơn 9.868 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính 905,5 tỷ đồng; số tiền đã thu nộp NSNN trên 2.457 tỷ đồng.

Trong quý 2/2024 và thời gian còn lại của năm 2024, Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị thực hiện có hiệu quả kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

Tăng cường phân cấp, phân quyền

Hiện nay, với Bộ Tài chính, theo quy định của Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định số 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cơ quan thanh tra thuộc Bộ Tài chính gồm: Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Kho bạc Nhà nước, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Thanh tra Tổng cục Dự trữ nhà nước.

Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp Tổng cục, Cục thuộc Bộ gồm: Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm; Cục Quản lý công sản; Cục Quản lý giá; Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí; Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán. Cấp Cục thuộc Tổng cục gồm: Cục Hải quan, Cục Thuế, Cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước tỉnh và cấp Chi cục được giao theo luật chuyên ngành.

Ông Trần Văn Long, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ cho biết, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra thuộc Bộ Tài chính đã có thay đổi. Các đơn vị được giao chức năng thanh tra chuyên ngành chuyển thành cơ quan thanh tra, gồm: Kho bạc Nhà nước; Tổng cục Dự trữ nhà nước. Các đơn vị mới được giao chức năng thanh tra chuyên ngành: Cục Quản lý công sản; Cục Quản lý giá; Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí; Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thì không thành lập cơ quan thanh tra. Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giao nhiệm vụ tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành cho đơn vị trực thuộc.

Hơn nữa, trình tự tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành được rút ngắn hơn so với tiến hành một cuộc thanh tra hành chính ở các bước: Chuẩn bị thanh tra (thu thập thông tin trước khi ban hành Quyết định thanh tra; xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo); Kết thúc thanh tra (chỉ thẩm định dự thảo kết luận thanh tra khi cần thiết)...

Có thể thấy, công tác thanh tra, kiểm tra tài chính luôn là công cụ đắc lực để ngành Tài chính nhanh chóng khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Với những quy định mới về đơn vị thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hay tiến trình thực hiện thanh tra thì công tác thanh tra đã được sửa đổi theo hướng hiệu quả hơn, tăng cường phân cấp, phân quyền, đồng thời những quy định cụ thể hơn cũng tránh được sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra.

Hồi cuối năm 2023, lãnh đạo Bộ Tài chính đã đề nghị Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra thuộc Bộ trong năm 2024 tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất; hệ thống thanh tra tài chính cần tăng cường, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phân tích rủi ro, chọn đối tượng và tiến hành thanh tra, kiểm tra.

Về phía cơ quan Thanh tra Bộ Tài chính, đơn vị cho biết sẽ tiếp tục chủ động tham mưu, giúp Bộ trong việc triển khai công tác thanh tra toàn Ngành. Nội dung thanh tra, kiểm tra sẽ được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề mang tính thời sự được dư luận xã hội quan tâm, theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và phục vụ cho công tác quản lý điều hành của Bộ Tài chính.

Thể thao
上一篇:Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
下一篇:Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá