【ket qua u21 chau au】Xuất khẩu thuỷ sản tháng 6 đã giảm ít hơn
Chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ảnh: T.H |
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), dịch Covid-19 không thuyên giảm trên thế giới đã tiếp tục ảnh hưởng đến XK thủy sản của Việt Nam sang các thị trường trong quý II/2020. Theo đó, sau khi giảm 16% trong tháng 5, đạt 639 triệu USD, XK thủy sản trong tháng 6 tiếp tục giảm 10%, ước đạt 626 triệu USD.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, XK thủy sản của cả nước ước đạt trên 3,5 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giảm sâu nhất là cá tra với 31%, cá ngừ và mực bạch tuộc đều giảm 20%, các loại cá biển khác giảm nhẹ 2%. Chỉ có tôm giữ được mức tăng khiêm tốn gần 3%.
Dịch Covid 19 bùng phát mạnh và diễn biến phức tạp trên toàn cầu ảnh hưởng đến ngành thủy sản thế giới, khiến cho tiêu thụ thủy sản giảm, xu hướng thay đổi, đơn đặt hàng giảm 35 – 50%. Giãn cách xã hội khiến sản xuất trong nước và thương mại quốc tế đình trệ, DN bị thiếu nguyên liệu chế biến, vận tải và thanh toán khó khăn, thiếu vốn để duy trì và phục hồi hoạt động.
Lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ ngưng trệ, tiêu thụ các loài thủy sản chính cho phân khúc này giảm khiến giá sản phẩm thủy sản giảm đồng loạt trên thị trường thế giới. Các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra, cá tuyết, cá hồi, cá chẽm, cá rô phi, mực, bạch tuộc đều bị giảm giá, khiến cho doanh thu của các nhà XK giảm.
Dịch Covid-19 khiến XK sang Trung Quốc, Hàn Quốc giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm, từ tháng 3, dịch lắng xuống ở Trung Quốc và bùng phát ở các nước châu Âu và Mỹ khiến XK sang những thị trường này bị ảnh hưởng mạnh. Tính đến hết tháng 6, XK thủy sản sang EU giảm sâu nhất (35%), Mỹ giảm 6%, ASEAN giảm 17%, Hàn Quốc giảm 9%, Trung Quốc giảm 3%.
Theo nhận định của VASEP, trong một vài tháng tới thương mại thủy sản trên thị trường thế giới chưa có dấu hiệu lạc quan khi dịch Covid bùng phát lần 2 và tăng mạnh tại các thị trường lớn Mỹ, EU, Trung Quốc…
Đáng chú ý, trong 2 tuần gần đây, sau tin đồn virus corona có trong thủy hải sản nhập khẩu, thị trường Trung Quốc đã bị xáo trộn, giao dịch đình trệ, Trung Quốc siết chặt kiểm tra hàng nhập khẩu, khiến cho XK thủy sản Việt Nam (tôm, cá tra) sang thị trường này cũng bị chững lại và giá giảm.
Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu lạc quan cho XK khi doanh số bán lẻ trên thị trường thế giới vẫn ổn định hoặc tăng đối với thủy sản đông lạnh, đóng hộp, ướp và hun khói với thời hạn sử dụng lâu hơn. Giao dịch thủy sản trên thế giới trì trệ vì vận chuyển bị gián đoạn, nhưng xu hướng giao dịch điện tử, bán lẻ online sẽ bù đắp một phần cho sự sụt giảm nhu cầu trên thị trường.
Ngoài ra, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 có thể sẽ là một “cú hích” cho XK thủy sản Việt Nam trong những tháng cuối năm, nhất là những mặt hàng được hưởng thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực như tôm sú, tôm chân trắng đông lạnh, mực bạch tuộc chế biến, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và các sản phẩm có hạn ngạch miễn thuế như cá ngừ đóng hộp và surimi.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- 2 nhà nghĩa tình đồng đội tặng cựu chiến binh nghèo
- Từ ngày 1
- Một phụ nữ chết dưới giếng sâu, dây thừng buộc cổ
- Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận
- Cháy lớn tại Nhà hát múa rối Thăng Long
- Chuỗi hoạt động “Phòng chống bệnh Đái tháo đường”
- Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông
- Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- Toàn tỉnh tiếp nhận 7.914 đơn vị máu
- Xe khách đang chạy bỗng bốc cháy dữ dội
- 60 phần quà tặng đồng bào Chăm nhân tháng Ramadan
- Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- Người tạo cách làm ăn cho đồng bào Khơme