Cán bộ Cục Hải quan Hà Nội rà soát tờ khai hàng nhập khẩu của doanh nghiệp.
Đây là vấn đề hoàn toàn mới,ềutháchthứctrongquảnlýthươngmạiđiệntửvớihànghóbxh thai league đặt ra nhiều thách thức với cơ quan hải quan, đòi hỏi cần có giải pháp thấu đáo…” - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Công Bình chia sẻ.
Hàng hóa vẫn phải qua cửa khẩu
Ông Nguyễn Công Bình cho biết, tiềm năng phát triển TMĐT tại Việt Nam là rất lớn (tốc độ tăng trưởng từ 25% đến 30%/năm), đang đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay cơ quan hải quan chủ yếu đang quản lý hàng hóa có thực đi qua biên giới bằng các phương thức vận chuyển thông thường, còn hàng hóa mua bán trao đổi qua TMĐT chưa có quy định cụ thể. Khắc phục hạn chế này, được sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đang khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Đề án quản lý hoạt động TMĐT đối với hàng hóa XNK.
Theo Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, cơ quan hải quan đã phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan đến TMĐT trong hoạt động XNK. Điển hình như ngày 27/6/2019, tại kho hàng của Công ty TNHH Nhà ga hàng hóa ALS, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội phát hiện nhiều dấu hiệu nghi vấn trong lô hàng gồm 10 kiện hàng được vận chuyển từ Hồng Kông (Trung Quốc) về sân bay quốc tế Nội Bài. Kết quả kiểm tra thực tế phát hiện bên trong 10 kiện hàng chứa 137 chiếc điện thoại di động iPhone 7 Plus đã qua sử dụng…
Đề cập đến TMĐT, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công thương cũng chia sẻ, TMĐT là một khái niệm rộng, có hoạt động và tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới, trong đó Việt Nam là thị trường có mức tăng trưởng mạnh trong khu vực. Bộ Công thương đã và đang triển khai nhiều giải pháp quản lý song còn gặp nhiều khó khăn, thách thức…
Theo bà Huyền, việc quản lý TMĐT rất rộng, trong đó, quản lý TMĐT đối với hàng hóa XNK là một khâu quan trọng trong hoạt động TMĐT. Các giao dịch có thể thông qua các trang mạng bán hàng và thanh toán điện tử, nhưng hàng hóa XNK là thực thể vẫn phải thông quan qua cửa khẩu biên giới. TMĐT chỉ là phương thức kinh doanh mới bên cạnh phương thức kinh doanh truyền thống, nhưng vấn đề cuối cùng là phải kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, cụ thể là hàng hóa được sản xuất ngay tại Việt Nam hay nhập khẩu qua các cửa khẩu, hay nhập lậu theo đường tiểu ngạch…
Để giải quyết hiệu quả và triệt để vấn đề, cần sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chuyên trách như công an, hải quan… và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (đối với từng nhóm mặt hàng) để kiểm soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngay tại các cửa khẩu.
Thách thức trong kiểm soát XNK
Ông Nguyễn Danh Nghĩa - Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh, Cục Hải quan Hà Nội chia sẻ, do hiện nay chưa có quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK thông qua giao dịch TMĐT nên việc kiểm soát, xác định giá tính thuế, ngăn chặn các hành vi gian lận rất khó khăn.
Cơ quan hải quan không có căn cứ tính thuế bởi người mua hàng thường mua vào thời điểm giảm giá hoặc mua nhiều sản phẩm được hưởng giá ưu đãi… Cơ quan hải quan vẫn thực hiện kiểm tra trị giá hải quan, xác định trị giá tính thuế theo quy định hiện hành như các lô hàng thông thường. Điều này có thể dẫn đến xác định trị giá tính thuế chưa đúng với trị giá thực thanh toán.
Bên cạnh đó, các chính sách về quản lý chuyên ngành cũng chưa có sự phân biệt giữa hoạt động TMĐT và thương mại truyền thống; chưa có quy định trường hợp nào là cá nhân mua nhằm mục đích kinh doanh, trường hợp nào là cá nhân mua nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân để áp dụng quy định cho phù hợp.
Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu qua TMĐT rất đa dạng, phong phú, đối tượng mua hàng là cá nhân thường không hiểu biết về chính sách mặt hàng, đặt mua hàng mà không biết hàng hóa có bị cấm nhập khẩu tại Việt Nam không, hàng hóa có chịu sự quản lý của kiểm tra chuyên ngành không, thủ tục hải quan được thực hiện như thế nào (?)...
Liên quan đến đề án quản lý TMĐT, ông Nguyễn Văn Hường - Phó cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh cho rằng, trong bối cảnh tỷ trọng XNK ngày càng tăng, Tổng cục Hải quan cần sớm có quy định và giải pháp quản lý giao dịch TMĐT đối với hoạt động XNK, ràng buộc trách nhiệm các bên tham gia, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp, các nhà kinh doanh chính đáng, chống thất thu cho ngân sách…
Ông Hường chia sẻ, với vai trò, trọng trách được giao, đơn vị đã xây dựng phần mềm quản lý cư dân biên giới tại cửa khẩu Móng Cái, theo đúng quy trình, quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan, đảm bảo miễn thuế đúng đối tượng quy định 1 lần/ngày (trị giá hàng hóa không quá 2 triệu đồng). Hải Linh