Lời giải cho bài toán thanh khoản là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (ảnh chỉ mang tính minh họa,ẫnnangiảithanhkhoảnhận định trận leicester city không liên quan nội dung bài viết)
Thách thức lớn “Cần giải quyết được khó khăn về thanh khoản của hệ thống ngân hàng thì mới có nền tảng để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tốc độ tăng trưởng và tiến tới tái cấu trúc nền kinh tế”. Ngoài nhận định trên, phân tích về hệ quả của vấn đề này, ông Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia ngành ngân hàng còn cho rằng, ít nhất trong nửa đầu năm 2012, thanh khoản vẫn là vấn đề nan giải đối với toàn hệ thống ngân hàng thương mại, do viễn cảnh của thị trường tài chính và môi trường kinh doanh vẫn chứa đựng nhiều bất trắc. Lý giải cụ thể hơn về tình hình thanh khoản trên thị trường ngân hàng hiện nay. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho biết, nguyên nhân chính thiếu thanh khoản của hệ thống ngân hàng là do cơ cấu giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn không phù hợp. Hiện tại hệ thống ngân hàng sử dụng cơ cấu kỳ hạn chưa hợp lý. Trong một thời gian dài, nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại chủ yếu là ngắn hạn, với kỳ hạn 1 - 3 tháng và rất ít người gửi kỳ hạn 3 - 5 năm. Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng thẳng thắn nhìn nhận, trước đây, NHNN quy định các ngân hàng chỉ được sử dụng 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, đến năm 2010 rút xuống còn 30%. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc tuân thủ yêu cầu này của các ngân hàng không nghiêm túc và hình thức xử lý của NHNN cũng chưa mạnh. Việc này dẫn đến dư nợ cho vay trung và dài hạn của mỗi ngân hàng tăng lên, không còn 30% hay 40% như quy định mà còn cao hơn nữa, cá biệt có ngân hàng con số này còn lên tới gần 100%. Trong khi đó, nguồn vốn vào của hệ thống ngân hàng lại hoàn toàn lệ thuộc vào thị trường, huy động được bao nhiêu là cho vay bấy nhiêu. Chính vì vậy, rủi ro thanh khoản tăng lên và các ngân hàng trở nên thụ động khi huy động vốn từ thị trường gặp khó khăn. Chính thực trạng này đã dẫn đến tái diễn việc chạy đua lãi suất huy động lên 15 - 16%/năm khiến nhiều ngân hàng bị mất vốn. Ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, phương thức “lách” lãi suất chủ yếu của các ngân hàng hiện nay là nhận ủy thác đầu tư để huy động vốn. Điều này không chỉ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh mà còn xuất hiện và phát sinh rủi ro liên quan đến các vụ án lừa đảo tín dụng, lừa đảo chiếm dụng vốn. Tìm lời giải Để đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, nhiều chuyên gia cho rằng NHNN cần bơm vốn ra để giải quyết vấn đề thanh khoản. Nhưng, vấn đề không đơn giản như vậy, vì nếu NHNN bơm ra mà tập quán huy động, lưu chuyển dòng tiền của hệ thống ngân hàng không thay đổi thì bơm bao nhiêu rồi dòng tiền lại tích tụ ở một chỗ nào đó trong hệ thống. Vì vậy, theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, trước khi bơm vốn ra phải thay đổi tập quán. Tiền bơm ra thị trường phải tập trung cho sản xuất, theo các kỳ hạn nhất định, nếu tiền đưa ra không hiệu quả thì sẽ làm lạm phát tăng lên. Do đó, việc cần phải làm song song với bơm tiền cho thị trường là tái cấu trúc các ngân hàng trong thời gian dài hạn 5-10 năm tới. Theo nguồn tin từ NHNN, từ năm 2012, nhiệm vụ chủ yếu của NHNN là tập trung tái cấu trúc các tổ chức tín dụng yếu kém, đặc biệt, trong quý I-2012 sẽ có khoảng từ 5 đến 8 ngân hàng sáp nhập. Đây là một tín hiệu vui nhưng theo ý kiến của các chuyên gia tài chính, ngân hàng, cách thức giải quyết vấn đề này tác động rất lớn đến sự vận động của kinh tế vĩ mô trong bối cảnh ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Do vậy, NHNN cần có sự cân nhắc thận trọng cũng như sự linh hoạt cần thiết trong mỗi quyết sách của mình, nhằm không chỉ tháo gỡ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng mà còn góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2012. Song Trân |