发布时间:2025-01-11 07:58:22 来源:Empire777 作者:World Cup
Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực. Kỳ 6: Xây dựng cơ chế giá điện theo thị trường Kỳ 7: Thị trường điện cạnh tranh và các vấn đề liên quan đến hợp đồng Kỳ 8: Cần bổ sung quy định về quản lý,ữnglýdocầnsửađổiLuậtđiệnlựkq pohang vận hành hệ thống điện |
Luật Điện lực hiện hành đã có quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện, an toàn điện sau công tơ và an toàn đập, hồ chứa thủy điện, tuy nhiên trong quá trình triển khai cần bổ sung một số quy định chi tiết hơn một số điều, trong đó có những loại hình nguồn điện mới như năng lượng tái tạo... để nâng ý thức thực thi pháp luật về an toàn điện của các tổ chức, cá nhân sử dụng điện.
Hạn chế vi phạm an toàn trong sử dụng điện
Thực tế hiện nay, các vụ tai nạn về điện có xu hướng tăng cao. Theo thống kê sơ bộ từ các địa phương trên cả nước trong giai đoạn vài năm trở lại đây, bình quân mỗi tỉnh xảy ra 5 - 8 vụ tai nạn về điện/năm, đặc biệt khu vực miền Tây Nam Bộ bình quân 10 - 15 vụ/năm, cá biệt khu vực Cà Mau có năm lên đến 20 vụ, làm chết và bị thương nhiều người, gây hư hỏng tài sản, thiệt hại về kinh tế...
Các nội dung về an toàn sử dụng điện (đặc biệt là an toàn điện sau công tơ) chưa được quy định một cách đầy đủ và hệ thống trong Luật và các văn bản dưới luật, một số vấn đề liên quan đến các hành vi đe dọa an toàn vận hành lưới điện, đe dọa tính mạng và tài sản người dân do tai nạn điện gây nên cũng chưa có quy định cấm, vì vậy, các cơ quan đang gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý.
Một số quy định liên quan lưới điện trong khu vực nhà ở dân sinh được các cơ quan, bộ ngành khác nhau chủ trì xây dựng, ban hành. Mặt khác Luật Điện lực hiện hành quy định ranh giới “...Chịu trách nhiệm đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ mua điện đến nơi sử dụng điện ...”. Do đó tại các công trình nhà ở và công trình công cộng phần điện sau công tơ (điện kế) chính do khách hàng sử dụng điện đầu tư hiện chưa có chế tài kiểm soát dẫn đến không đảm bảo yêu cầu chất lượng khi phê duyệt thiết kế, giám sát thi công, nghiệm thu công trình.
Thực tế đã và đang xuất hiện các hành vi vi phạm quy định an toàn điện trong nhân dân gây mất an toàn sử dụng điện như: Tự ý sửa chữa, thay đổi kết cấu mạch điện trong nhà; tăng công suất phụ tải sử dụng điện vượt quá nhu cầu đăng ký trong hợp đồng mua bán điện; Tự ý kéo điện sử dụng sai mục đích đã đăng ký trong hợp đồng mua bán điện.
Do chưa có quy định tại Luật Điện lực nên chưa có cơ sở để quy định chế tài xử lý vi phạm hành chính, do đó chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi, vi phạm an toàn trong sử dụng điện, vi phạm quy trình vận hành dẫn đến tai nạn điện.
Tình trạng vi phạm an toàn điện còn diễn ra khá phổ biến (Ảnh minh hoạ) |
Về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện
Trong những năm qua, hoạt động kiểm định các thiết bị dụng cụ điện được điều chỉnh bởi Luật Đo lường và quy định về kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. Có sự chồng chéo và được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Do đó thực tế phát sinh có những thiết bị vừa phải có giấy chứng nhận kiểm định, vừa phải có Giấy chứng nhận hiệu chuẩn hoặc biên bản thí nghiệm.Các quy định này cũng chưa phản ánh hết được các đặc thù của kiểm định an toàn thiết bị điện. Một số quy định chưa chặt chẽ về điều kiện hoạt động của các tổ chức kiểm định, dẫn đến việc cấp giấy chứng nhận hoạt động rất khó kiểm soát được các đơn vị không đủ điều kiện về con người, trang thiết bị và nhà xưởng...
Chu kỳ kiểm tra, thí nghiệm, bảo dưỡng được dựa trên tình trạng vận hành của các thiết bị, các dạng hư hỏng chức năng của thiết bị, dựa trên mức độ ảnh hưởng của các dạng hư hỏng, tần suất hư hỏng đã xảy ra trong quá khứ, chủng loại thiết bị tương tự, yêu cầu của nhà sản xuất, vai trò thiết bị trong hệ thống điện, kinh nghiệm chuyên gia, tính chất của từng hạng mục kiểm tra, thí nghiệm, hiệu suất mong muốn của chủ tài sản.
Đối với các chủ sở hữu thiết bị có áp dụng các chính sách sửa chữa bảo dưỡng tiên tiến, chu kỳ kiểm định của thiết bị được phép kéo dài dựa trên quy trình phân tích của chính sách sửa chữa bảo dưỡng do chủ sở hữu phê duyệt. Vì vậy, việc áp dụng một chu kỳ không quá 3 năm đối với các thiết bị như các văn bản pháp luật nói trên sẽ không thực hiện được chính sách sửa chữa bảo dưỡng tiên tiến.
Định mức, đơn giá áp dụng cho hoạt động kiểm định hiện nay chưa có quy định cụ thể.
Do đó, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện và quản lý an toàn sử dụng điện sau công tơ là cần thiết nhằm giải quyết vấn đề lỗ hổng pháp lý hiện nay, nhằm giảm thiểu các hậu quả trong đời sống dân sinh hiện nay.
Nâng cao hiệu lực pháp lý về an toàn đập, hồ chứa thủy điện
Luật Điện lực chưa có quy định chi tiết về công tác vận hành an toàn hồ chứa, công tác đảm bảo an toàn vùng hạ du đập thủy điện, công tác quản lý hoạt động trong phạm vi bảo vệ an toàn đập, hồ chứa thủy điện, công tác phối hợp giữa đơn vị quản lý vận hành công trình với các cấp chính quyền địa phương trong công tác phòng chống thiên tai và ứng phó tình huống khẩn cấp. Các quy định này hiện đang được quy định rải rác ở Luật Thủy lợi, Luật Tài nguyên nước, Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều, Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Cơ quan quản lý nhà nước và các chủ đập, hồ chứa thủy điện hiện nay đang thực hiện công tác quản lý vận hành công trình đập, hồ chứa thủy điện và các công tác liên quan đến phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) ở hạ du được thực hiện chủ yếu tuân thủ theo các pháp luật trên và các văn bản hướng dẫn thi hành chung cho cả công trình thủy lợi và công trình thủy điện.
Tình trạng vi phạm quy trình vận hành dẫn đến nguy cơ sự cố nghiêm trọng vẫn diễn ra phổ biến tại các chủ đập, hồ chứa thuộc khối doanh nghiệp tư nhân, ngoài nhà nước. Thực tiễn hiện nay, công tác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện có đặc thù khác biệt với hồ chứa thủy lợi như: Mục tiêu vận hành công trình khác nhau; đối tượng quản lý khác nhau; chế độ vận hành khác nhau, loại hình đập thủy điện đa dạng và phức tạp hơn cần có quy định cụ thể cho từng loại hình phù hợp, đồng bộ, thống nhất với công tác quản lý an toàn điện nói chung... Do đó, việc bổ sung quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện vào Luật điện lực sửa đổi là cần thiết.
Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 114/2018/NĐ-CP đã phần nào giải quyết được vấn đề khung pháp lý của lĩnh vực thủy điện. Nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý trong việc quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện, cần Luật hóa một số nguyên tắc, quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP để quy định tại Luật Điện lực, đặc biệt là những nội dung mang tính chuyên ngành, đặc thù để điều chỉnh vấn đề an toàn đập, hồ chứa thủy điện so với vấn đề quản lý an toàn đập, hồ chứa nước nói chung. Theo đó sẽ phân cấp cho Chính phủ, Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện.
Ngoài hai vấn đề chính nêu trên, đứng trước bối cảnh sự gia tăng của nguồn điện năng lượng tái tạo, việc bổ sung quy định liên quan đến an toàn công trình điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới là hết sức cần thiết.
Thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao, đến nay Bộ Công Thương đã hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực sửa đổi và đang lấy ý kiến rộng rãi từ ngày 28/3. Ý kiến tham gia của Quý cơ quan, đơn vị xin gửi bằng văn bản về Bộ Công Thương (qua Cục Điều tiết điện lực, địa chỉ: D10 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội) trước ngày 21 tháng 4 năm 2024 và gửi qua địa chỉ email [email protected] hoặc [email protected] để tổng hợp, hoàn thiện. |
相关文章
随便看看