【lịch bóng đá laliga】Giải mã nơi tọa lạc làng định cư vạn chài Quảng Tế

时间:2025-01-10 19:18:28 来源:Empire777
 Đồi Quảng Tế từng được nghĩ là nơi có làng chài Quảng Tế định cư

·        Câu hỏi bỏ ngỏ…

Dịp tết Mậu Tuất- 2018, tôi có viết bài báo với nhan đề “Dân vạn chài thi đậu,vua ban làng định cư”.Duyên do viết bài này là bởi sau khi vợ chồng tôi ra riêng, chúng tôi đã chọn khu vực Quảng Tế để mua đất cất nhà. Sở dĩ chọn Quảng Tế là bởi lúc ấy nơi đây còn vắng vẻ, dân cư thưa thớt, và vì thế mà giá đất còn dễ chịu, hợp với túi tiền. Đến khi an cư, có dịp ngao du khắp nơi trong khu vực, cảm thấy hài lòng vì cảnh quan, môi trường quá tuyệt vời nơi đây.

Một hôm, đọc bài viết của nhà nghiên cứu Dương Phước Thu (DPT) in trong tập “Nhìn từ Huế” (NXB Hội Nhà văn-2016), bỗng phát hiện thêm vùng đất mình ở hóa ra lại có thêm điều lý thú lớn, bởi nó gắn liền với câu chuyện một người dân vạn đò lập chí học hành, đỗ đại khoa và được vua Tự Đức ban đất lập làng. Bài của DPT viết: “Nhớ ngày kẻ vạn Hoàng Hữu Thường mới đỗ Đệ tam giáp, vua Tự Đức rất cảm phục và mến tài năng của ông. Vốn xuất thân từ gia đình làm nghề chài lưới mà được như vậy thì rất may phúc cho nước nhà. Biết xóm vạn chài Quảng Tế không một miếng đất cắm dùi, nhà vua bèn hạ chỉ, cắt 20 mẫu đất của làng Nguyệt Biều giao cho vạn chài Quảng Tế lập làng, đưa dân lên bờ định cư, trồng cây trỉa trái, xây cất đền chùa thờ tự.... Lịch sử mở đất lập làng thì có lẽ đây là điều thú vị hiếm thấy nhất ở Việt Nam. Bằng sự học hành, kẻ vạn Hoàng Hữu Thường đã trở thành vị khoa bảng, khai khoa và khai mở ra làng Quảng Tế hôm nay. Mỗi lần có dịp lên đồi Quảng Tế, đứng nhìn dòng sông Hương óng ánh như dải lụa mềm thoải dài trôi qua thành phố cổ kính, lòng tôi lại nao nao nhớ đến câu ca dao xưa: Cha chài mẹ lưới ven sông/ Thằng con thi đậu làm ông trên bờ...”

 Vạn chài trên sông Gia Hội ngày trước.

Hoàng Hữu Thường sinh năm Đinh Dậu (1837) trong một gia đình vạn chài nhiều đời theo nghề sông nước. Cuộc sống của dân vạn chài thường quanh năm “theo đuôi con cá”, nay đây mai đó, kinh tế khó khăn nên con em họ thường không theo được con chữ, đa số đều thất học. Vậy mà vào khoa thi năm Ất Hợi 1875, niên hiệu Tự Đức thứ 28, cái tên Hoàng Hữu Thường in đậm ở vị thứ cao trên bảng vàng. Khoa thi ấy triều đình lấy đỗ 11 tiến sĩ, Hoàng Hữu Thường xếp thứ 6, năm ấy ông 38 tuổi. Ông làm quan trải từ triều Tự Đức cho đến Đồng Khánh, chức đến Thượng thư Bộ Binh, sung Phó Tổng tài Quốc sử quán. Một trường hợp cực kỳ hiếm hoi và hết sức thú vị trong lịch sử khoa bảng nước ta.“Mỗi lần có dịp lên đồi Quảng Tế, đứng nhìn dòng sông Hương …, lòng tôi lại nao nao nhớ đến câu ca dao xưa …”.– Chính câu này trong bài viết của nhà nghiên cứu DPT đã thôi thúc tôi để tâm dò hỏi, định vị xem cuộc đất được vua Tự Đức ban cho vạn chài của tân khoa Hoàng Hữu Thường định cư trên bờ chính xác là nơi nào ở khu vực đồi Quảng Tế. Nhưng rồi tìm khắp, gặp người này người kia, đọc tài liệu này tài liệu khác, cuối cùng, đích xác cái làng Quảng Tế đặc biệt ấy ở đâu thì vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Xin được điểm lại “lộ trình” tìm kiếm của chúng tôi ghi trong bài viết năm 2018: Gặp ông Nguyễn Văn Hòa, lúc ấy đang là Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân- địa phương có đồi Quảng Tế tọa lạc. Ông Hòa cho biết ông sinh ra lớn lên ở đây, nhưng chưa từng nghe ở Quảng Tế có làng chài. Đồi Quảng Tế nguyên thủy không hề có dân sinh sống. Về địa giới thì Quảng Tế từ xưa đến nay không liên quan gì đến Nguyệt Biều mà vẫn thuộc làng Hạ I- Thủy Xuân.

Hỏi thăm một số người lớn tuổi ở Nguyệt Biều thì họ bảo, Thủy Biều có làng ngụ cư Lương Quán, nhưng làng này có tên tuổi vị khai canh gắn với truyền thuyết hòn đá “7 vọt”, không thấy nhắc gì đến cái tên Hoàng Hữu Thường cả….

Chùa cổ Quảng Tế ở ven sườn đồi Quảng Tế 

Đọc “Cao sơn lưu thủy ngộ tri âm”của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn thấy có nhắc: Hoàng Hữu Thường (1837), đỗ tiến sĩ khoa Ất Hợi (1875) là người làng Quảng Tế, tổng Võng Nhi, huyện Hương Thủy (thôn Quảng Tế, xã Thủy An, TP. Huế). Nhưng xã Thủy An trước đây theo chúng tôi biết thuộc huyện Hương Phú, rồi Hương Thủy. Về sau Thủy An tách một phần để về phường An Cựu (TP. Huế). Bây giờ, Thủy An lại tiếp tục tách thành 2 phường An Đông và An Tây chứ không dính dáng gì với Thủy Xuân.

Hỏi ông Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường Phan Văn Thông (ông Thông cũng nguyên là Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy), ông Thông xác tín chưa từng có làng Quảng Tế ở Thủy An. Trao đổi lại với tác giả Trần Đình Sơn, bằng sở học sở kiến của mình, ông Sơn khẳng định “không có địa danh Quảng Tế thứ 2 ở đất Thừa Thiên”… 

“Sử sách còn, bia đá ghi danh còn, ngôi làng tái định cư vua ban cho làng chài của Hoàng Hữu Thường chắc chắn là có thật. Vấn đề là dấu tích của ngôi làng đặc biệt này ở đâu? Có đúng nó từng tọa lạc ở đồi Quảng Tế; hay có sự nhầm lẫn trong ghi chép của người xưa? Ngày xuân chắp nhặt đôi dòng, biết đâu sẽ nhận được thông tin và kiến giải từ các bậc cao minh đồng cảm.” - Tôi đã nêu trong bài viết của mình như vậy.

·        Lời giải “gõ cửa” trước thềm xuân mới

Năm tháng trôi đi, chờ mãi không thấy có thêm sự kiến giải nào cả. Tôi cũng dần dần “quên” luôn bài viết. Rồi như một sự tình cờ thú vị, kết thúc năm 2023, chuẩn bị đón tết Giáp Thìn 2024, bỗng nhiên chúng tôi nhận được thông tin từ một người đàn ông xưng là hậu duệ của tiến sỹ Hoàng Hữu Thường tên là Hoàng Hữu Đệ gửi đến tòa soạn qua Email.

Ông Đệ viết: “Tôi là cháu trực hệ 5 đời của Ngài Hoàng Hữu Thường (cha tôi gọi Ngài Hoàng Hữu Thường là Cố nội). Sau khi đỗ đạt Ngài Hoàng Hữu Thường xin phép vua lập làng Quảng Tế. Làng Quảng Tế là làng thủy diện, tập hợp ngư dân chài lưới trên sông Hương của nhiều họ tộc. Thời Pháp thuộc làng Quảng Tế bao gồm một phần (gần sông) của làng Nguyệt Biều và vùng cư dân vạn Thọ Khương ở phường Hương Hồ ngày nay (đã được định cư ở vùng Quai Chèo - Tổ dân phố An Bình, phường Hương Hồ, thành phố Huế). Những người dân này bây giờ còn khai chánh quán là làng Quảng Tế.”

Dọc bờ nam thượng nguồn sông Hương là nơi trước đây vua ban cho làng Quảng Tế định cư; do bom đạn chiến tranh dân Thọ Khương dời sang bờ bắc đối diện để cư ngụ, nên nhiều người lầm tưởng Thọ Khương thuộc Hương Hồ-Các cụ cao niên cho biết.
 Từ cầu Long Hồ nhìn sang bên kia sông có ngôi miếu thờ, dân chài Thọ Khương hàng năm vẫn hương khói cúng tế.

  Ông Hoàng Hữu Đệ còn cho biết thông tin về ngôi đình làng của ngôi làng đặc biệt này và nơi an táng thờ tự tiến sỹ Hoàng Hữu Thường. Theo đó đình làng Quảng Tế toạ lạc trên vùng đất 6 sào ở phía tây cầu Long Hồ, thuộc phường Hương Hồ. Theo lời kể mà ông Đệ còn nhớ, thì thời kháng Pháp, Việt Minh ở phía tây cầu Long Hồ thường bắn sang đồn Văn Thánh ở phía đối diện gây tổn thất cho quân Pháp nên Pháp bắt phải đốt đình làng và khai quang cây cối vùng đó. Dân làng đành xin bán ngôi đình để lấy tiền thiết lễ cúng "chia tay" với thần linh. Cặp câu đối treo ở tả hữu căn giữa của đình vốn do Tri phủ Thái Ninh ( tỉnh Thái Bình) Hoàng Hữu Điềm tiến cúng được trả về nơi người cúng. Nội dung đôi câu đối là: Quảng sanh đại đức đồng thiên địa/ Tế vật an dân tự cổ kim. Lăng mộ Ngài Hoàng Hữu Thường hiện được táng tại xứ Thượng Bàu Liên, làng Lựu Bảo và được thờ tại nhà thờ họ Hoàng ở làng Nham Biều, phường Hương Hồ (Tp Huế). Xin cảm ơn ông Hoàng Hữu Đệ đã gửi cho những thông tin quý giúp giải mã câu hỏi để ngỏ suốt hơn nửa thập kỷ qua.

Vị trí xưa kia có ngôi đình làng Quảng Tế tọa lạc, theo thông tin từ ông Hoàng Hữu Đệ

Câu hỏi còn lại là, vậy đồi Quảng Tế ở phường Thủy Xuân có liên quan gì với ngôi làng Quảng Tế vừa nhắc? Đọc lịch sử hình thành ngôi chùa cùng mang tên Quảng Tế thì thấy mô tả “chùa tọa lạc ở triền núi Hoàng Long… được một nhà sư thuộc Thiền phái Lâm Tế khai sơn vào cuối đời vua Gia Long. Sau đó, bà Thanh Giản đến lập am tu hành nơi đây, gọi là Quảng Tế am. Khoảng đầu đời vua Thiệu Trị, bà Thanh Giản giao chùa cho ngài Hải Nhu, vốn xuất gia tu học ở chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị. Năm 1844, ngài Hải Nhu đã cho đại trùng tu ngôi chùa, chú tạo nhiều tượng Phật.” (Những ngôi chùa Huế; Hà Xuân Liêm). Như vậy, chỉ tính từ mốc nhà sư Hải Nhu cho đại trùng tu (1844) thì chùa đã mang tên Quảng Tế rồi, còn làng Quảng Tế định cư thì lại được lập sau đó ít nhất phải hơn 30 năm, khi Hoàng Hữu Thường đỗ đạt (1875). Thông tin trên cũng cho thấy, nơi chùa tọa lạc là triền núi có tên Hoàng Long, chứ không phải là đồi Quảng Tế như lâu nay vẫn thường gọi. Chứng tỏ địa danh đồi Quảng Tế là gọi theo tên chùa, lâu dần thành quen và cũng không mấy người truy nguyên tên gốc của “đồi” làm gì. Quảng Tế -“sự tế độ quảng đại”, có lẽ các vị khai sơn chọn 2 chữ này để đặt tên cho chùa là muốn hàm ý tỏ chí hướng của người tu hành. Đồi Quảng Tế và làng Quảng Tế dường như chẳng hề dính dáng gì nhau. Thế nên dấu tích của làng định cư vạn chài Quảng Tế không hề hiện diện trên đồi Quảng Tế là đã rõ.

推荐内容