【soi kèo hoàng anh gia lai】Lệch số liệu thống kê về gỗ xuất nhập khẩu

 人参与 | 时间:2025-01-10 16:37:02

lech so lieu thong ke ve go xuat nhap khau

Sản xuất gỗ xuất khẩu. Ảnh: Trần Việt

Báo cáo “Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2012-2014: Thực trạng và xu hướng” do Tổ chức Forest Trends,ệchsốliệuthốngkêvềgỗxuấtnhậpkhẩsoi kèo hoàng anh gia lai Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) và Hội gỗ Mỹ nghệ TP. HCM (HAWA) tiến hành, chính thức được công bố sáng 15-9 cho thấy: số liệu thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu gỗ giữa Việt Nam-Trung Quốc của cơ quan Hải quan hai nước đang có sự khác biệt rất lớn.

Cụ thể, theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2012 Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 835 triệu USD nhưng theo Tổng cục Hải quan Việt Nam con số này chỉ là hơn 710 triệu USD, chênh 125 triệu USD. Đặc biệt sự chênh lệch này gia tăng theo từng năm (con số chênh lệch năm 2013 là 184 triệu USD; năm 2014 là 600 triệu).

Không chỉ kim ngạch, số liệu thống kê về khối lượng cũng có sự khác biệt lớn. Đơn cử năm 2014, áp dụng cùng tỉ lệ quy đổi từ các loại sản phẩm gỗ xuất nhập khẩu giữa 2 quốc gia ra đơn vị m3 gỗ quy tròn cho thấy, con số khoảng 8,4 triệu m3 quy tròn các sản phẩm gỗ được xuất khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc được thống kê bởi Tổng cục Hải quan Việt Nam, thấp hơn khoảng gần 1,7 triệu m3 quy tròn so với con số của Hải quan Trung Quốc là 10 triệu m3. Số liệu kim ngạch nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc do Hải quan Trung Quốc thống kê cũng có sự chênh lệch cao hơn khoảng 20% so với số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Nguyên nhân theo ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trend là do sự khác biệt về tỉ giá, khác biệt về cách tính toán trong cơ cấu giá trị... Còn theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì là do Trung Quốc không tính giá trị xuất nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Ngoài ra, đó là khác biệt là tình trạng buôn lậu một số mặt hàng gỗ giữa 2 quốc gia (số liệu Hải quan Việt Nam không bao gồm con số về lượng xuất lậu từ Việt Nam, trong khi đó Hải quan Trung Quốc kiểm soát được tình trạng này)...

Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu cũng cho rằng: một trong những nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch rõ rệt giữa thống kê của cơ quan Hải quan hai quốc gia là tình trạng gian lận thương mại trong một số công ty của Việt Nam trực tiếp tham gia xuất khẩu các mặt hàng gỗ khi mức giá và lượng xuất khẩu được các công ty khai báo nhỏ hơn giá trị thực.

Ông Tô Xuân Phúc cho rằng, con số khai báo về giá trị và lượng xuất khẩu khác với giá trị thực của sản phẩm sẽ làm méo mó hình ảnh của thị trường và điều này mang đến một số hệ lụy. Cụ thể, từ khía cạnh quản lý, các con số “ảo” này làm cho các cơ quan quản lý không có những thông tin tin cậy về quy mô và xu hướng biến động và thay đổi của thị trường. Các chính sách được đưa dựa trên các thông tin này sẽ không sát với thực tế và kết quả của thực thi chính sách sẽ không đạt như kỳ vọng. Bên cạnh đó, gian lận thương mại cũng gây ra sự thất thu cho ngân sách.

Tuy nhiên theo bà Nguyễn Tường Vân, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT): Sự chênh lệch số liệu thống kê cũng không ảnh hưởng lớn tới sản xuất, xuất khẩu trong nước. Hầu hết các mặt hàng gỗ xuất khẩu sang Trung Quốc đều được miễn thuế nên tăng hay giảm, vênh nhiều hay ít cũng không phải là vấn đề nghiêm trọng.

Đồng tình với quan điểm của bà Vân, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho rằng, câu chuyện chênh lệch số liệu cũng không có gì nghiêm trọng vì đây là vấn đề muôn thuở, không bao giờ có thể trùng khớp được.

顶: 98883踩: 33633