Phát động cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo,úcđẩytăngtrưởngkinhtếthôngquađổimớisángtạotrongkhuvựccôkq trung quốc vì cuộc sống xanh – Innogreenlife 2022" Hội thảo Định hướng hoạt động Diễn đàn đổi mới sáng tạo khu vực Tây Nguyên |
Ngày 22/12, tại Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức hội thảo: Đổi mới sáng tạo trong khu vực công, nhằm giới thiệu thử nghiệm khung tiêu chí đánh giá đổi mới sáng tạo trong khu vực công tại Việt Nam.
Đổi mới sáng tạo trong khu vực công đóng vai trò cần thiết trong thúc đẩy tăng trưởng |
Thông tin từ hội thảo cho thấy, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển một nền kinh tế hiện đại dựa trên đổi mới sáng tạo và ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ. Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2022 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố vào tháng 9 cho thấy, Việt Nam xếp thứ 48/132 quốc gia, nền kinh tế và thuộc nhóm quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua.
Theo các nghiên cứu tại Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo 2022, Việt Nam là một trong ba trụ cột chính của “tam giác vàng” khởi nghiệp Đông Nam Á đối với đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo nói chung và khởi nghiệp nói riêng. 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã thu hút gần 500 triệu USD đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo, số lượng các thương vụ đầu tư ở các vòng gọi vốn giai đoạn sau đã cao hơn so với cùng kỳ năm 2021, một lượng lớn các công ty startups của Việt Nam đã dần lớn mạnh, thu hút được nguồn vốn lớn hơn qua các năm.
Thông tin từ NIC cũng cho thấy, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam đã bắt đầu hình thành và đạt được những kết quả tích cực, đặc biệt ở khu vực tư nhân. Tuy nhiên, để xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mang tính bền vững và đồng bộ thì kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sự vào cuộc của khu vực công đến từng cán bộ, công chức, viên chức là một yếu tố then chốt để kiến tạo hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hiệu quả.
Trên thực tế, việc thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động khu vực công là mục tiêu chính của Chính phủ. Xây dựng khả năng nhận dạng và đánh giá khả năng đổi mới sáng tạo trong khu vực công, đặc biệt là trong xây dựng chính sách, cung cấp dịch vụ là cần thiết để các chính sách và dịch vụ công hướng tới mục tiêu và đáp ứng yêu cầu của cộng đồng tốt hơn, hiệu quả hơn. Đổi mới sáng tạo trở nên quan trọng khi các cách tiếp cận truyền thống không thể giải quyết các vấn đề phức tạp và nan giải mà xã hội phải đối mặt.
Đổi mới sáng tạo ở khu vực tư nhân được đánh giá đạt nhiều tín hiệu tích cực |
Từ yêu cầu đó, bà Bùi Phương Trà - quyền Trưởng phòng Quản trị và tham gia (UNDP tại Việt Nam) cho biết: Sau một quá trình nghiên cứu, tham vấn chuyên sâu dựa trên kinh nghiệm quốc tế và trong nước, nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc cần một khung tiêu chí đánh giá đổi mới sáng tạo trong khu vực công, NIC đã phối hợp cùng UNDP tại Việt Nam xây dựng thử nghiệm khung Tiêu chí đánh giá đổi mới sáng tạo trong khu vực công tại Việt Nam. Đề án nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Đổi mới sáng tạo vì người dân (CPII), thuộc Chương trình nghiên cứu Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), với sự tài trợ chính đến từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia.
Trải qua 6 tháng đồng hành với chương trình, bộ khung Tiêu chí đánh giá đổi mới sáng tạo trong khu vực công đã được giới thiệu, với 4 trụ cột chính, bao gồm: Các yếu tố đầu vào đổi mới sáng tạo; năng lực đổi mới sáng tạo; quá trình đổi mới sáng tạo và đầu ra đổi mới sáng tạo. Những kết quả thu thập ban đầu từ khảo sát tại Cục Đầu tư nước ngoài, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, Ninh Thuận, Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk cho thấy, 36% người được hỏi của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và 27% người được hỏi ở 3 tỉnh cho rằng, đơn vị mình thực hiện đổi mới sản phẩm, dịch vụ trong 2 năm qua; 55% cá nhân ở đơn vị cấp bộ và 60% cá nhân ở đơn vị cấp tỉnh cho rằng, đơn vị thực hiện đổi mới quy trình và đổi mới sáng tạo nhằm cải thiện hiệu suất, hiệu quả của đơn vị.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nhân lực đáp ứng được yêu cầu đề xuất và thực hiện đổi mới sáng tạo khá cao. Hơn 50% cá nhân được khảo sát đánh giá quy trình, thủ tục tiến hành đổi mới sáng tạo là nhanh chóng, linh hoạt; 68,2% cá nhân được hỏi ở đơn vị cấp bộ và 37,5% cá nhân được hỏi ở đơn vị cấp tỉnh cho rằng, đơn vị mình dã có chiến lược đổi mới sáng tạo, chủ yếu là chiến lược trung hạn.
Dù đã có tín hiệu bước đầu, nhưng theo các chuyên gia tại hội thảo, hoạt động đổi mới sáng tạo trong khu vực công vẫn còn tồn đọng những hạn chế như đơn vị cấp tỉnh có ít ngân sách riêng, gặp khó khăn hơn về tài chính cho đổi mới sáng tạo và ít nhận được hỗ trợ tài chính để thực hiện đổi mới sáng tạo…
Đặc biệt, theo bà Bùi Phương Trà, các chính sách dành cho đổi mới sáng tạo tại Việt Nam thời gian qua mới chỉ tập trung vào doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh, nhiều chính sách đổi mới sáng tạo cho khu vực công còn đi sau khối tư nhân. Theo đó, để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong khu vực công, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện chính sách về vấn đề này, từ đó đưa ra một tầm nhìn tổng quát và có kế hoạch triển khai đồng bộ tại các đơn vị công.
Ông Vũ Quốc Huy – Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Thử nghiệm khung Tiêu chí đổi mới sáng tạo trong khu vực công được kỳ vọng sẽ là thước đo tin cậy để các đơn vị, tổ chức trong khu vực công tự đánh giá được năng lực đổi mới sáng tạo của mình, từ đó điều chỉnh và triển khai các giải pháp phù hợp dựa trên các khuyến nghị được xây dựng. |