您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【cúp nhà vua bahrain】Nhiều công ty chứng khoán “ăn nên làm ra” nhờ thị trường khởi sắc

Cúp C136397人已围观

简介Nhà đầu tư giao dịch tại Công ty chứng khoán HSC. Ảnh N.Hiền. Môi giới, đầu tư “được mùa”Đứng đầu về ...

nhieu cong ty chung khoan an nen lam ra nho thi truong khoi sac

Nhà đầu tư giao dịch tại Công ty chứng khoán HSC. Ảnh N.Hiền.

Môi giới,ềucôngtychứngkhoánănnênlàmranhờthịtrườngkhởisắcúp nhà vua bahrain đầu tư “được mùa”

Đứng đầu về thị phần môi giới chứng khoán quý 2-2014 trên sàn TP.HCM, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đạt gần 68 tỷ đồng doanh thu, tăng 89% so với quý 2-2013. Cùng với đó, hoạt động đầu tư chứng khoán trong kỳ của SSI cũng tăng mạnh tới 400%. Hai khoản doanh thu này đã đóng góp đáng kể giúp SSI đạt được 237 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 2-2014, tăng 365% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự như SSI, doanh thu môi giới và đầu tư của CTCK TP.HCM (HSC) cũng tăng trưởng mạnh, đạt lần lượt 132 tỷ đồng (tăng 45%) và 130 tỷ đồng (tăng 124%). Sau khi trừ các chi phí, HSC thu về 215 tỷ đồng lãi ròng, tăng 73% so với cùng kỳ năm trước.

Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng đạt gần 71 tỷ đồng, chiếm tới 43% tổng doanh thu và gấp trên 3 lần doanh thu môi giới cùng kỳ năm trước của VCSC. Cùng với hoạt động môi giới, các hoạt động đầu tư, tư vấn của VCSC cũng tăng trưởng cao so với quý 2 năm trước, đạt lần lượt 40,6 tỷ đồng (tăng 125%) và 44,7 tỷ đồng (gấp gần 13 lần cùng kỳ năm trước). Những khoản thu này đã đóng góp giúp VCSC mang về gần 40 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 250% so với quý 2-2013. Tại các CTCK khác, doanh thu từ hoạt động môi giới, đầu tư cũng có sự tăng trưởng mạnh, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng lợi nhuận của công ty như CTCK Bảo Việt, CTCK FPTS, CTCK Ngân hàng Vietcombank, CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Đáng chú ý, những diễn biến thuận lợi của thị trường chứng khoán đã giúp không chỉ các CTCK lớn mà ngay cả một số CTCK nhỏ cũng ăn nên làm ra. Tiêu biểu như tại CTCK Vina (VNSC), doanh thu môi giới tăng tới 430% so với quý 2-2013, đạt 1,6 tỷ đồng; doanh thu từ hoạt động tư vấn cũng mang về 5,5 tỷ đồng, tăng 137%. Kết thúc quý 2-2014, VNSC lãi ròng 2,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 5,6 tỷ đồng. Trong kỳ, CTCK Woori CBV cũng ghi nhận 750 triệu đồng lãi ròng (quý 2 năm trước lỗ 909 triệu đồng). Sự thoát lỗ này của Woori CBV chủ yếu đến từ việc doanh thu trong kỳ đã tăng 68%, đạt 3,7 tỷ đồng. Trong cơ cấu doanh thu của Woori CBV, hoạt động tư vấn mang về 2,6 tỷ đồng (cùng kỳ không có doanh thu); hai hoạt động môi giới và đầu tư cũng thu được lần lượt 259 triệu đồng (tăng 57%) và 127 triệu đồng (gấp gần 10 lần cùng kỳ năm 2013).

Nhiều CTCK vẫn “sống mòn”

Thị trường khởi sắc, nhưng may mắn không phải đến với tất cả các CTCK. Với quy mô thị trường còn nhỏ bé, lại tồn tại số lượng quá nhiều CTCK đã khiến không ít CTCK vẫn phải chật vật tồn tại ngay cả trong những điều kiện thuận lợi. Tiêu biểu như tại CTCK Nam An (NASC), trong cả quý 2-2014, doanh thu của NASC chỉ đạt vỏn vẹn 15 triệu đồng, trong đó có 14 triệu đến từ hoạt động môi giới. Mức doanh thu này không đủ bù đắp lại trên 700 triệu đồng chi phí cho hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp nên đã khiến NASC lỗ 714 triệu đồng (cùng kỳ năm trước lỗ 278 triệu đồng). Một trường hợp khác nữa là CTCK Kenanga Việt Nam với khoản lỗ 1,1 tỷ đồng. Như vậy, suốt 2 năm qua, Kenanga liên tục lỗ. Trong quý 2-2014 tổng doanh thu của công ty đạt 821 triệu đồng, bao gồm doanh thu từ môi giới chỉ đạt 50.000 đồng (cùng kỳ năm trước đạt 3 triệu đồng). Nhiều CTCK khác cũng cùng cảnh ngộ thua lỗ kéo dài như CTCK Phố Wall, CTCK Beta, CTCK Mirae Asset, CTCK HVS Việt Nam…

Nằm trong danh sách thua lỗ kỳ này còn có không ít CTCK tiếng tăm như CTCK Đông Nam Á, CTCK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, CTCK Navibank… Trong hoạt động kinh doanh, các công ty này vẫn thu về hàng tỷ đồng doanh thu. Tuy nhiên, do không điều tiết được các chi phí cho hoạt động kinh doanh và việc quản lý DN, khiến cho chi phí vượt quá doanh thu đã dẫn đến tình trạng thua lỗ.

Tags:

相关文章