Thông qua các buổi hội thảo đánh giá hiệu quả về xuất khẩu lao động (XKLĐ) cùng các hình thức tuyên truyền đa dạng,Đểngườidnhiểurvềxuấtkhẩulaođộkèo bóng hôm.nay phong phú đã giúp người dân hiểu rõ hơn về công tác này. Từ đó, mạnh dạn đăng ký tham gia XKLĐ.
Người lao động và đại diện gia đình đăng ký đi XKLĐ.
Giải đáp ngay thắc mắc
Theo bà Hồ Thu Ánh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Từ năm 2019 thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chọn những nước an toàn, đặc biệt là thị trường Nhật Bản. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác tuyên truyền, tư vấn chưa đạt kết quả như mong muốn, một số người dân vẫn chưa hiểu rõ về công tác này. Vì vậy, ngành đã phối hợp tổ chức những buổi hội thảo đánh giá hiệu quả của lao động đi làm việc ở Nhật Bản, để những người đã từng đi làm việc ở Nhật Bản hoặc gia đình của họ chia sẻ về điều kiện, môi trường làm việc, mức lương… khi làm việc ở nước bạn. Đồng thời, nói rõ về các chính sách hỗ trợ của tỉnh để mọi người hiểu rõ.
Sau khi được các ngành và công ty XKLĐ giới thiệu về những ngành nghề, môi trường làm việc, mức thu nhập khi đi làm việc ở Nhật Bản, nhiều người đã đặt câu hỏi để làm rõ những vấn đề mà mình chưa rõ cũng như băn khoăn. Theo anh Nguyễn Văn Kết, ở ấp Nhơn Thuận 1B, xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, tôi cũng có nghe tuyên truyền về XKLĐ và chính sách hỗ trợ của tỉnh. Nếu ở Việt Nam tôi đã học nghề may rồi, thì sang Nhật Bản tôi có được làm nghề may hay không?
Trước câu hỏi này, ông Bùi Cơ, đại diện Chi nhánh Công ty Cổ phần phát triển công nghiệp xây lắp thương mại Hà Tĩnh (HAINDECO) đã trả lời: “Nếu anh muốn làm việc bên ngành may mặc thì phải đăng ký với trung tâm. Sau đó, trung tâm sẽ rà soát lại, khi nào có đơn hàng may mặc sẽ liên hệ với anh để phỏng vấn. Do đó, nếu anh muốn đi làm việc theo đúng tay nghề thì phải đợi đơn hàng”.
Về chi phí, thủ tục khi đi XKLĐ cũng là vấn đề quan tâm của nhiều người, do đó, đại diện Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và công ty XKLĐ cũng trao đổi, thông tin để người dân được rõ. Theo đại diện Công ty TNHH Nhân lực MIRAI, để đi XKLĐ, trước hết người lao động sẽ được sơ tuyển đầu vào, khám sức khỏe, đào tạo trước khi phỏng vấn, phỏng vấn đơn hàng, đào tạo tiếng Nhật Bản, xin Visa, xuất cảnh và làm việc theo hợp đồng.
Ngoài tổ chức hội thảo, thời gian qua các ngành, các cấp và địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về XKLĐ, để góp phần giúp người dân hiểu rõ hơn về hoạt động này. Khi đi làm việc ở nước ngoài, không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho gia đình, mà còn học hỏi được kỹ thuật, nâng cao tay nghề cho người lao động và được rèn luyện tác phong công nghiệp. Theo ông Nguyễn Thanh Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Hỏa Tiến, công tác tuyên truyền được chính quyền địa phương triển khai thường xuyên, thông qua các buổi hội nghị và tuyên truyền miệng đến từng người dân. Trong các buổi tuyên truyền còn lồng ghép giới thiệu những gương điển hình “người thật, việc thật” về XKLĐ như thu nhập, môi trường làm việc, chỗ ăn ở… để người dân nắm bắt.
Mạnh dạn đăng ký XKLĐ
Sau khi tìm hiểu thông tin cũng như được nghe ngành chức năng và công ty XKLĐ tuyên truyền giải đáp thắc mắc trực tiếp, ông Lý Sơn, ở ấp Tân Phú A, thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A đã quyết định đăng ký cho con đi XKLĐ. Theo ông Sơn, hoàn cảnh kinh tế gia đình khá khó khăn, sau khi người con trai tốt nghiệp THPT ông dự định để con đi XKLĐ. Tuy nhiên, gia đình cũng chưa hiểu rõ về công tác này nên còn e dè. “Tham gia hội thảo, tôi được ngành chức năng giải đáp cụ thể những thắc mắc, rồi còn được gặp những người có con đi làm việc ở Nhật Bản nghe họ chia sẻ về cuộc sống của con em họ, tôi cũng yên tâm cho con đi XKLĐ. Với lại, qua hội thảo tôi biết được gia đình tôi là đối tượng người dân tộc sẽ được hỗ trợ 15 triệu đồng theo Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh”, ông Sơn bộc bạch.
Còn anh Đặng Thanh Tùng, thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A cũng đăng ký đi XKLĐ ở Nhật Bản. Theo anh Tùng, qua tìm hiểu cũng như được tuyên truyền và tham gia hội thảo đã giúp anh hiểu hơn về công tác XKLĐ. Chính vì vậy, anh đăng ký tham gia. Đi XKLĐ, ngoài góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình, anh Tùng còn mong muốn có thể học hỏi thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng tay nghề từ nước bạn.
Giúp người dân hiểu rõ lợi ích của đi XKLĐ, đồng ý cho con em mình đi làm việc ở nước ngoài, đó là kết quả mà các cuộc hội thảo mang lại. Ông Hồ Thanh Trí, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành A, chia sẻ: “XKLĐ có tầm quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ cho gia đình và địa phương, góp phần giảm nghèo nhanh chóng và bền vững. Nhờ đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, đến nay, nhiều gia đình đã hiểu rõ lợi ích của đi XKLĐ. Đặc biệt, trong buổi hội thảo vừa qua, huyện Châu Thành A có 33 người đăng ký trực tiếp đi XKLĐ ở Nhật Bản. Đây là kết quả hết sức khả quan”.
Chú trọng xuất khẩu thị trường “ăn nên làm ra” Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 14 người đi XKLĐ. Trong đó, có 2 người làm việc ở Hàn Quốc, 5 người làm việc ở Đài Loan và 7 người làm việc ở Nhật Bản. Hiện có 15 lao động dự kiến có lịch bay trong năm nay, để sang làm việc ở thị trường Nhật Bản. Để công tác XKLĐ đạt kết quả cao, các ngành, các cấp đã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến với người dân về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về XKLĐ bằng nhiều hình thức. Bên cạnh đó, phối hợp với các công ty XKLĐ có uy tín tư vấn, thông tin về nhu cầu thị trường, tiêu chuẩn tuyển lao động để người lao động chủ động học tập, nâng cao trình độ nghề nghiệp, ngoại ngữ. Mặt khác, tiếp tục giới thiệu các trường hợp đi làm việc ở nước ngoài về nước đúng hạn, đạt hiệu quả kinh tế làm gương điển hình, tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng… |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU