【kqbd ligue】Chính sách có hiệu lực từ tháng 5

Giá cước cuộc gọi di động sẽ tiếp tục giảm; doanh nghiệp nhà nước mua xe phải qua đấu thầu; hay phạt đến 100 triệu đồng về hành vi tự gây thiệt hại để hưởng quyền lợi bảo hiểm,ệulựctừkqbd ligue... là những chính sách sẽ có hiệu lực từ tháng 5-2018.

Từ ngày 1-5, giá cước di động sẽ giảm theo quy định tại Thông tư 48.

Tự gây thiệt hại để nhận tiền bảo hiểm bị phạt đến 100 triệu đồng

Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tại Nghị định 98/2013 đã được sửa đổi bởi Nghị định 48/2018 của Chính phủ sẽ có hiệu lực từ ngày 10-5-2018.

Theo đó, Nghị định 48 nêu rõ: Phạt tiền từ 90-100 triệu đồng đối với hành vi thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật; tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật quy định khác; giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm,… mà số tiền chiếm đoạt dưới 20 triệu đồng, hoặc gây thiệt hại dưới 50 triệu đồng hoặc chưa đến mức bị truy cứu hình sự.

Đặc biệt, hành vi ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền từ 40-50 triệu đồng. Riêng với hành vi triển khai các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trước khi được Bộ Tài chính phê chuẩn sẽ chịu mức phạt cao hơn, từ 60-70 triệu đồng.

Giảm giá cước cuộc gọi di động

Từ ngày 1-5, quy định giá cước kết nối đối với cuộc gọi thoại giữa hai mạng di động được áp dụng như sau: Trường hợp gọi đến số thuê bao của nhà mạng Viettel, mạng di động gọi đi phải trả 400 đồng/phút; gọi đến số thuê bao của các nhà mạng Mobifone, Vinafone, Vietnammobile, Gmobile, mạng di động gọi đi phải trả cho nhà mạng 440 đồng/phút. Trước đây, giá cước kết nối dao động từ 500-550 đồng/phút. Như vậy, mức cước mới sẽ giảm 20% so với mức cước hiện hành.

Giá cước kết nối đối với cuộc gọi thoại từ mạng điện thoại cố định nội hạt vào di động cũng đã được quy định rõ. Theo đó, mạng điện thoại cố định nội hạt thực hiện cuộc gọi đến mạng di động thì phải trả cho nhà mạng di động 320 đồng/phút. Giá cước nêu trên đã bao gồm phần giá cước kết nối trả cho doanh nghiệp khi phải kết nối gián tiếp qua mạng đường dài trong nước, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Nội dung trên được quy định tại Thông tư số 47/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông với tinh thần bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường dịch vụ thông tin di động...

Doanh nghiệp nhà nước mua xe cũng phải qua đấu thầu

Khi đầu tư, mua sắm tài sản cố định bên ngoài đưa về sử dụng (kể cả mua xe), doanh nghiệp nhà nước cũng phải thực hiện đấu thầu là nội dung quy định tại Nghị định số 32/2018 sửa đổi Nghị định số 91/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày 1-5.

Cũng theo nghị định này, doanh nghiệp nhà nước không được sử dụng tài sản, tiền vốn, quyền sử dụng đất thuê để góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản; không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm… Đối với các dự án doanh nghiệp nhà nước là chủ đầu tư đang triển khai hoặc xây dựng dang dở được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án.

Đối với doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu, phân phối điện, bán buôn xăng dầu, vận tải đường sắt,… sẽ không được Nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp kể từ thời điểm 1-5.

Tẩy xóa chứng từ kế toán bị phạt đến 5 triệu đồng

Từ ngày 1-5, tăng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kế toán từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng đối với cá nhân, 60 triệu đồng lên 100 triệu đồng với tổ chức. Hành vi tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán; ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu; ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn… bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng là nội dung được quy định tại Nghị định số 41/2018 của Chính phủ.

Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi như: Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán; ký chứng từ kế toán không đúng thẩm quyền; chữ ký của một người không thống nhất…

Với hành vi không tổ chức bàn giao công tác khi thay đổi kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán bị phạt đến 10 triệu đồng.

Định giá tài sản trong tố tụng hình sự phải dựa vào giá thị trường

Đây là nội dung được quy định tại Nghị định số 30/2018 của Chính phủ.

Đối với tài sản không phải là hàng cấm khi định giá phải dựa vào: Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp; giá trong tài liệu, hồ sơ kèm theo tài sản cần định giá (nếu có); các căn cứ khác về giá hoặc giá trị của tài sản cần định giá.

Với tài sản là hàng cấm, phải dựa trên ít nhất một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau: Giá mua bán thu thập được trên thị trường không chính thức tại thời điểm và tại nơi tài sản là hàng cấm được yêu cầu định giá hoặc tại địa phương khác; giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu hàng cấm; giá thị trường trong khu vực và thế giới của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại các thị trường này…

Người bán hàng đa cấp được trả lại hàng trong 30 ngày

Theo quy định mới về hoạt động bán hàng đa cấp được quy định tại Nghị định số 40/2018 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 2-5, người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ doanh nghiệp bán hàng đa cấp, bao gồm cả hàng hóa được mua theo chương trình khuyến mại trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng.

Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thu tiền đặt cọc của người tham gia, cho người tham gia nhận tiền từ việc giới thiệu khách hàng mới. Doanh nghiệp đa cấp không được trả hoa hồng, tiền thưởng cho người tham gia bán hàng đa cấp quá 40% doanh thu trong năm.

 

Đ.B tổng hợp

Cúp C1
上一篇:Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
下一篇:Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày