【bảng xếp hạng fifa bóng đá nữ việt nam】Chống biến đổi khí hậu
Trên thực tế,ốngbiếnđổikhíhậbảng xếp hạng fifa bóng đá nữ việt nam tình trạng thiếu hụt tài chính lâu nay luôn là một vấn đề gây trở ngại đối với nỗ lực của toàn thế giới nhằm ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu. Các quốc gia đang phát triển liên tục yêu cầu hỗ trợ tài chính để giúp họ chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng ít ô nhiễm, cũng như tăng khả năng ứng phó những hệ quả từ biến đổi khí hậu như siêu bão, hạn hán và nước biển dâng. Giới quan sát và các nước thành viên cảnh báo nếu không có hàng nghìn tỷ USD đầu tư vào năng lượng sạch, mục tiêu mức tăng nhiệt độ dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp sẽ chỉ là "giấc mơ". Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính từ nay đến năm 2050 sẽ cần khoản đầu tư lên tới 3.500 tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng sạch để đạt được mục tiêu trên, gấp đôi so với con số chi tiêu hiện nay. Tình trạng này trở nên đáng ngại hơn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Paris cũng như ngừng góp vốn cho các dự án chống biến đổi khí hậu. Do đó, hầu hết các bài phát biểu tại hội nghị đều tập trung vào 3 mục tiêu then chốt của hội nghị bao gồm thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, huy động tài chính công và tư.
Trong bài phát biểu tại hội nghị, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã nhấn mạnh cần nỗ lực hết sức để các nước giàu tôn trọng cam kết của họ là tài trợ 100 tỷ USD/năm từ nay đến năm 2020 cho các nước đang phát triển trong cuộc chiến toàn cầu này.
Nhận thức được tầm quan trọng của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng như nhiều nước và tổ chức khác đã thể hiện nỗ lực của mình. Theo đó, WB thông báo sẽ ngừng tài trợ cho các dự án thăm dò, khai thác dầu khí sau năm 2019 nhằm khuyến khích nỗ lực toàn cầu chuyển sang "nền kinh tế sạch" và kiềm chế sự nóng lên của Trái đất. Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố đầu tư 9 tỷ euro cho các thành phố phát triển bền vững, năng lượng bền vững và nông nghiệp bền vững ở châu phi và các nước láng giềng của EU. Pháp cam kết 1,5 tỷ euro/năm đến năm 2020 nhằm trợ giúp các nước dễ bị tổn thương đối phó tốt hơn với biến đổi khí hậu.
Cũng tại hội nghị, 12 cam kết không mang tính ràng buộc đã được đưa ra. Các tác nhân khí hậu từ 94 quốc gia và 47 công ty đã cam kết tăng cường hành động để chống lại tình trạng sa mạc hóa và bảo vệ nguồn tài nguyên nước thông qua một nền tảng tài trợ cho 100 dự án chủ yếu ở châu Phi trong vòng 5 năm tới. Những người tham dự cũng nhất trí cần thúc đẩy quá trình chuyển tiếp sang một nền kinh tế phi carbon vào năm 2050 và khuyến khích sử dụng giao thông sạch. Ngoài ra, một liên minh gồm 225 công ty đầu tư toàn cầu, đang sở hữu lượng tài sản lên tới 26.300 tỷ USD, trong đó có ngân hàng HSBC, công ty bảo hiểm AXA của Pháp và các tập đoàn năng lượng BP, Chevron đã phát động sáng kiến "Hành động Khí hậu 100+". Sáng kiến này sẽ kéo dài 5 năm, nhằm giám sát hành động của 100 tập đoàn thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất. Kế hoạch này sẽ tập trung vào 3 biện pháp chìa khóa: cải thiện sự quản lý về biến đổi khí hậu, kiềm chế thải khí và tăng cường các cam kết tài chính liên quan đến khí hậu.
Dù có thể coi những cam kết được đưa ra tại hội nghị “Một hành tinh” là tín hiệu khả quan, song không thể phủ nhận rằng "Chúng ta đang thua trong cuộc chiến" chống biến đổi khí hậu và việc các nước trên thế giới "tiến chưa đủ nhanh" là "một thảm họa" như chính phát biểu của Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron tại hội nghị. Vì vậy, để có thể giảm thiểu tối đã những tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ hành tinh chung, các nước cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa cũng như cần xây dựng một kế hoạch và lộ trình cụ thể. Hơn hết là cần có sự đoàn kết, chung tay đối phó với tình trạng ấm dần lên của Trái đất để cuộc chiến chống biến đổi không còn là cuộc chiến dai dẳng.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/817f296899.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。