Công ty bà Ngô Thị Đoan Trang chuyên kinh doanh vận chuyển hàng hóa đường dài bằng xe tải nên có phát sinh chi trả phí cầu đường,éthuphíđườngbộcócoilàchứngtừhợplệlucki88 phí dịch vụ sử dụng đường bộ. Chứng từ là “vé thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ”, không có hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT), trên vé thu phí có ghi rõ số tiền thanh toán đã bao gồm 10% thuế GTGT. Bà Trang hỏi, công ty bà có được kê khai thuế GTGT đầu vào được khấu trừ dựa trên vé thu phí mà không cần hóa đơn GTGT được không? Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau: Căn cứ quy định tại Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13; Theo Khoản 12 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): “12. Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết... thì giá chưa có thuế được xác định như sau: Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...)…”. Tại Khoản 1, Khoản 15 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào: “1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất. … 15. Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp: - Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: Hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT); - Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán; - Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 12 Điều này); - Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo); - Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi”. Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) quy định về loại và hình thức hóa đơn: “2. Các loại hóa đơn: ... c) Hóa đơn khác gồm: Tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…”. Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC về một số trường hợp không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc: “3. Một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc: … b) Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này: … - Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua”. Căn cứ quy định tại Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13, phí sử dụng đường bộ chuyển sang thực hiện theo cơ chế giá (do nhà nước định giá) nên giá dịch vụ sử dụng đường bộ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Chứng từ mua vào là “vé thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ” được xem là hóa đơn nếu chứng từ này được đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải thực hiện thông báo phát hành sử dụng đúng theo quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC nêu trên. Như vậy, trường hợp công ty bà Ngô Thị Đoan Trang thực tế mua dịch vụ vận tải có nhận “vé thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ” là chứng từ hợp lệ thì công ty được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào nếu bảo đảm các nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên. Theo Chinhphu.vn |