【bảng xếp hạng a league úc】Quan trọng là muốn kiểm soát sở hữu chéo hay không!
Xin ông cho biết,ọnglàmuốnkiểmsoátsởhữuchéohaykhôbảng xếp hạng a league úc vấn đề sở hữu chéo các TCTD của các nước trên thế giới như thế nào?
Theo tôi được biết, mô hình của một số nước là ngân hàng phối hợp với hệ thống DN để cùng phát triển, tạo ra sở hữu chéo. Vì các ngân hàng nằm trong hệ thống tập đoàn sẽ hỗ trợ tín dụng cho DN trong tập đoàn. Thông thường, DN muốn phát triển đều phải tiến hành nhiều dự án rủi ro, mở rộng thị trường, đổi mới sáng tạo nên cần vốn để cung cấp, thực hiện dự án. Nếu đi vay ngân hàng mà mối quan hệ không tốt thì khó tiếp cận tín dụng hoặc tiếp cận tín dụng với chi phí cao. Nên nếu là ngân hàng trong cùng hệ thống tập đoàn, có sự hiểu biết nhau thì có thể cấp tín dụng được, ít gây rủi ro về hệ thống.
Tuy nhiên, tại một số quốc gia khác, về cơ bản, họ luôn coi ngân hàng là tổ chức tài chính độc lập với các hoạt động của DN, không trực thuộc tập đoàn về sản xuất kinh doanh. Điều này để tạo ra sự kiểm soát, tách việc cấp tín dụng ra khu vực sản xuất để kiểm soát rủi ro tốt hơn, mặc dù chi phí vay vốn có thể cao. Xét về tổng thể, mô hình này sẽ tạo ra hệ thống an toàn hơn. Do đó, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998, đa số quốc gia tìm cách hạn chế, giảm thiểu mô hình sở hữu chéo các TCTD. Vì ngay cả ngân hàng có hệ thống kiểm tra rủi ro tốt, chặt chẽ, nhưng rất dễ dẫn đến cấp tín dụng kém hiệu quả. Hơn nữa, nếu ngân hàng thuộc DN, DN có thể hạn chế không cho ngân hàng phát triển, muốn ngân hàng ở quy mô vừa phải để chỉ phục vụ DN đấy thôi. Nên khi ngân hàng độc lập hoàn toàn, có nhiều khách hàng nhỏ lẻ khác thì cơ hội vươn ra mở rộng sẽ cao.
Tại Việt Nam, tình hình sở hữu chéo các TCTD đang ở mức độ nào, thưa ông?
Tại Việt Nam, trước đây cũng có thời gian sở hữu chéo các TCTD hoạt động mạnh, nhưng Việt Nam đã nhận ra, nếu để phụ thuộc DN quá sâu, có thể dẫn đến hiện tượng thao túng tiền tệ, cấp tín dụng thiếu cẩn trọng. Vì thế, Việt Nam đã tiến tới kiểm soát sở hữu chéo các TCTD. Đây là hướng đi đúng, đặc biệt với một quốc gia có trình độ quản lý còn lỏng lẻo thì nên tách riêng để có khả năng giám sát, mặc dù vẫn còn hiện tượng sở hữu chéo các TCTD nhưng cấu kết lỏng lẻo hơn, minh bạch hơn chứ không chặt chẽ như trước đây.
Vẫn còn nhiều cặp sở hữu chéo đang “ẩn mình” dưới nhiều tầng lớp nhằm phục vụ lợi ích nhóm hay để che giấu tình trạng “ọp ẹp” về tài chính. Ảnh: ST. |
Theo ông, tại sao có hiện tượng sở hữu “ngầm” hay che giấu thông tin về sở hữu chéo các TCTD tại Việt Nam?
Vấn đề của sở hữu chéo là minh bạch hay không minh bạch. Họ che giấu vì nước ta đã đưa ra quy định để hạn chế sở hữu chéo các TCTD. Các quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khá đầy đủ, nhưng không loại trừ “lách luật”. Ví dụ như quy định ngân hàng không được sở hữu quá 5% vốn cổ phần tại ngân hàng thương mại khác… khiến các cá nhân, tổ chức phải sử dụng các hình thức che đậy, chỉ công khai một phần. Bởi vì khi DN sở hữu với nhau quá nhiều, cá nhân sở hữu quá nhiều dẫn đến tình trạng ngân hàng bị thao túng, tín dụng cho vay thiếu cẩn trọng. Một hệ thống như vậy có thể dẫn đến méo mó tín dụng, dễ gây đổ vỡ, khi đó đâu chỉ ngân hàng gánh chịu, bởi ngân hàng huy động vốn của người dân gửi tiền nên thành vấn đề của xã hội, không chỉ của riêng ngân hàng và DN.
Việc che giấu thông tin đều xuất phát từ lợi ích, giúp phục vụ cho DN sân sau của mình. DN có nhu cầu về vốn rất cao, nên cần có sở hữu để giúp DN tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn. Đây là cái mang lại lợi ích cho cá nhân, tổ chức nên họ khó lòng từ bỏ. Vì thế, các cơ quan quản lý phải tìm cách ngăn chặn tình trạng này.
Với tình hình nêu trên, việc kiểm soát sở hữu chéo các TCTD cần được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Thời gian qua, Chính phủ cũng nhận ra những hệ lụy của sở hữu chéo các TCTD nên đã đưa ra nhiều giải pháp để khoanh vùng sở hữu chéo, giải quyết từng vấn đề với các quy định pháp lý được đưa ra. Đây đều là những hành động giúp sở hữu chéo các TCTD minh bạch hơn, nằm trong kiểm soát của NHNN.
Nhưng vì sở hữu “ngầm”, che giấu thông tin vẫn còn nên phải tìm cách tăng cường giám sát, quy trách nhiệm cá nhân lên hoạt động giám sát. Nếu NHNN thấy rằng điều đấy không tốt cho toàn hệ thống thì phải có quyết tâm thay đổi mạnh mẽ, có biện pháp giám sát mạnh mẽ. Trên thực tế, hệ thống ngân hàng không phải khó kiểm soát, vì ngân hàng là hệ thống ghi chép dòng tiền một cách rõ ràng, minh bạch, công khai nhất, tất cả giao dịch đều đưa lên trên hệ thống chung của NHNN. Dòng tiền gửi vào đâu, rút vào đâu, cho ai vay đều xuất hiện bút toán trên hệ thống. Ngân hàng không phải như DN nhỏ, chỉ có sổ sách ghi chép bình thường hoặc không có sổ sách, nên việc kiểm soát sở hữu chéo các TCTD không khó, quan trọng là có muốn kiểm soát hay không.
Xin cảm ơn ông!
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế : Sở hữu chéo các TCTD không phải là không có ở các nước. Thậm chí, có giai đoạn một số quốc gia chấp nhận sở hữu chéo các TCTD ở chừng mực nhất định. Vì theo sở hữu chéo, các DN phải liên kết với nhau, góp vốn với nhau để làm ăn. Nhưng để thực hiện tốt, tránh rủi ro thì phải tăng tính minh bạch trong sở hữu, nâng cao ý thức tuân thủ các quy định pháp luật như: Mua bán hay chuyển nhượng cổ phiếu phải tuân thủ khâu báo cáo một cách rõ ràng để bên chứng khoán và các cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ. Thiếu tá Dương Thu Ngọc, Cục An ninh tài chính, tiền tệ và đầu tư: Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đang có chiều hướng phức tạp, nhiều cán bộ cấp cao tại các ngân hàng thương mại cổ phần bị bắt giam, điều tra liên quan đến các sai phạm trong quá trình điều hành hoạt động và cho vay tại các công ty “sân sau”, ảnh hưởng đến uy tín của các TCTD và an toàn hệ thống. Nguyên nhân của tình trạng trên do hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe; hệ thống giám sát tài chính yếu; năng lực dự báo, cảnh báo, kiểm soát kém… Thậm chí, một số đối tượng vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả, sẵn sàng tung tin đồn để triệt phá, bôi nhọ, hạ uy tín của nhau. TS. Phí Trọng Hiển, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN): Trong thời gian qua, khung khổ pháp lý đối với hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng dần được hoàn thiện, chất lượng công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, khuôn khổ thể chế về thanh tra, giám sát ngân hàng chưa được ban hành đầy đủ nên khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh tra, giám sát còn có “khoảng trống” nhất định, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của thanh tra, giám sát. Hơn nữa, phương pháp thanh tra, giám sát ngân hàng chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế, mới chỉ thanh tra, giám sát tuân thủ, chưa áp dụng rộng rãi hình thức thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro nên hiệu quả chưa đạt được kết quả cao như mong muốn. Phạm vi thanh tra, giám sát ngân hàng chưa toàn diện. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chưa thực sự có đủ thẩm quyền chủ động thực hiện thanh tra, giám sát các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nên chưa có cơ sở để đánh giá chính xác thực trạng toàn bộ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng lỏng lẻo do tình trạng quản lý chồng chéo, kết hợp với việc phát triển ngày càng tinh vi của hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực thuộc sự quản lý của các cơ quan khác nhau với các sản phẩm dịch vụ đa dạng, phức tạp mà nếu chỉ đơn thuần một cơ quan giám sát chuyên biệt đối với từng lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán hay bảo hiểm sẽ không thể kiểm soát được. Do đó, vấn đề đặt ra là phải đảm bảo hệ thống được thanh tra, giám sát vừa đủ nhưng chặt chẽ, có tính hiệu lực, hiệu quả cao và phải dần hướng tới hoạt động giám sát tài chính của cả hệ thống tài chính. Chi Mai (ghi) |
相关文章:
- Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- Cách bán hàng khác lạ tại 'khu chợ nhà giàu' Hà Nội trong mùa dịch
- Chi cục Hải quan KCN Yên Phong thu 215,8 tỷ đồng
- Phế liệu nhựa nhập khẩu tại Hải quan Hải Phòng tăng hơn 3 lần
- Giám đốc điều hành Jeju Air bị cấm rời khỏi Hàn Quốc sau vụ tai nạn thảm khốc
- Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn làm việc với đại diện cơ quan bảo vệ biên giới Vương quốc Anh
- Khai mạc Hội thao Hải quan khu vực miền Trung và Tây Nguyên 2019
- Kho cảng đầu mối xăng dầu lớn nhất miền Bắc
- Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- Tuyển Việt Nam thắng tối thiểu Indonesia: Sàn diễn của Quang Hải
相关推荐:
- Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- Liên kết vùng chưa mạnh mẽ
- Không hoàn thuế TTĐB cho DN đề nghị hoàn sau gần 2 năm nhập khẩu du thuyền
- Những thứ 'rẻ như cho' ở Việt Nam đắt đỏ ở Nhật
- Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- Kết quả bóng đá hôm nay 15/12
- Tăng thuế trong khung đối với hàng hóa gây tổn hại môi trường
- Nỗ lực duy trì những thành tựu phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
- Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1: Hướng tới ngôi đầu
- Hải Phòng: Kỷ luật, điều chuyển 15 công chức hải quan
- Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
- Cán bộ ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 50 triệu đồng
- Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
- Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1: Hướng tới ngôi đầu
- Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam