【kq al nassr】Kênh đầu tư nào sẽ an toàn trong năm 2022?
Để dự đoán,ênhđầutưnàosẽantoàntrongnăkq al nassr cần căn cứ vào diễn biến đã qua và các yếu tố tác động đến từng kênh đầu tư. Đầu tư có nhiều kênh: sản xuất, kinh doanh hàng hóa tiêu dùng, vàng, ngoại tệ, bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, tiền ảo, gửi tiết kiệm. Diễn biến đã qua và các yếu tố tác động đến từng kênh đầu tư cụ thể được nhận diện ở các góc độ khác nhau.
Vàng được dự báo không phải là kênh sinh lời hiệu quả năm 2022. |
Đầu tư vốn vào sản xuất, kinh doanh vẫn sẽ có lãi
Với sản xuất hàng hóa, nhìn từ kết quả của năm 2021 cho thấy, giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất tăng khá cao (5,51%), giá sản xuất cũng tăng 2,12%, khả năng 2022 sẽ không giảm, thậm chí có loại sẽ tăng. Giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tăng thấp hơn 2 loại giá trên, chứng tỏ khâu sản xuất đã tiết kiệm chi phí, chịu giảm lãi, cộng hưởng với tiêu dùng thấp,… để bán ra với giá thấp hơn. Khả năng năm 2022, giá tiêu dùng sẽ tăng cao hơn do các loại giá trên sẽ chuyển dịch vào, do các yếu tố kích cầu ở trong nước, do nhập khẩu lạm phát,… Cùng với đó, tăng trưởng kinh tế phục hồi, nhu cầu tiêu dùng tăng lên lại góp phần làm cho việc đầu tư vốn vào sản xuất, kinh doanh sẽ có lãi, nhưng mức lãi sẽ không cao.
Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tương ứng với giá tiêu dùng (CPI), năm 2021 tăng thấp nhất trong nhiều năm, song năm 2022 sẽ tăng cao hơn do tác động của các yếu tố ở trong nước và các yếu tố nước ngoài. Ở trong nước có một số yếu tố đáng lưu ý, như gốc so sánh là CPI và giá USD năm 2021 thấp, sẽ làm cho CPI năm 2022 tăng cao. Đồng thời, cũng có yếu tố do hiệu ứng phụ của gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ đồng trong 2 năm (trong đó năm 2022 khoảng 145 nghìn tỷ đồng) đối với lạm phát. Ngoài ra còn có yếu tố do tổng cầu chuyển từ giảm trong năm 2021 sang tăng tương đối cao trong năm 2022; cùng với đó là sự chuyển động của dòng tiền từ một số thị trường, như vàng, bất động sản, chứng khoán,… trở lại với thị trường hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, gây áp lực lên lạm phát,…
Trong khi đó, các yếu tố từ nước ngoài cũng tiếp tục tác động tới thị trường trong nước đối với lạm phát, lãi suất, giá ngoại tệ,... Theo đó, CPI ở trong nước sẽ có xu hướng cao lên, không phải chỉ tăng 2-3% như dự đoán của một số chuyên gia, mà có thể sẽ cao hơn mục tiêu theo nghị quyết của Quốc hội. Với dự đoán này, tuy sản xuất kinh doanh có lãi, nhưng chắc chắn sẽ thấp hơn lãi suất đi vay ngân hàng, thậm chí có thể còn thấp hơn lãi suất gửi tiết kiệm.
Đầu tư vàng, USD hay gửi tiết kiệm sẽ an toàn?
Với các kênh đầu tư còn lại, giá vàng đã tăng rất cao trong năm 2020 (20,05%), tiếp tục tăng cao trong năm 2021 (8,67%), có thể sẽ tăng trong năm nay do tốc độ tăng CPI cao lên. Nhưng do giá trong nước cao hơn giá thế giới ở mức rất lớn (trên 10 triệu
đồng/lượng) sẽ xuất hiện nhập khẩu vàng (hoặc nguyên liệu để chế biến vàng) tăng cao hơn xuất khẩu. Diễn biến đó sẽ làm cho giá vàng trong nước khó tăng cao, nếu thấp hơn mức 4% của CPI thì bị lỗ thực, thậm chí còn bị lỗ về danh nghĩa.
Giá USD ở trong nước sau khi tăng thấp trong năm 2019 (0,99%), giảm liên tiếp trong 2 năm (2020 giảm 0,02%, 2021 giảm 0,97%); năm 2022 sẽ không giảm mà tăng lên. Tuy nhiên, với các giải pháp của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường ngoại hối, như tỷ giá trung tâm, lãi suất tiền gửi ngoại tệ bằng 0%, với lượng dữ trữ quốc tế đã vượt ranh giới an toàn tài chính (lớn hơn 3 tháng nhập khẩu, vượt xa so với nợ quốc gia ngắn hạn,…), với bài học kinh nghiệm từ hàng chục năm trước,… thì tỷ giá VND/USD tuy tăng, nhưng thực chất sẽ không tăng.
Bất động sản từ vài năm nay, ở một số địa bàn, một số phân khúc đã tăng với mức cao, nhờ thu hút một tỷ trọng không nhỏ (gần 1/5 dư nợ tín dụng - chưa kể từ các nguồn khác). Năm 2022, có thể có một phần không nhỏ từ kiều hối, từ gói kích cầu đưa vào thị trường này và sẽ làm cho một số địa bàn, một số phân khúc tiếp tục tăng. Tuy nhiên, trừ các bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực của người dân thì NHNN sẽ siết chặt tín dụng vào bất động sản có tính đầu cơ, các dự án lớn. Một số tài sản thế chấp mà các ngân hàng thương mại nắm giữ cũng đang khó bán ra. Hơn nữa, bất động sản đòi hỏi lượng tiền lớn, tính thanh khoản thấp,…, không phải ai đầu tư, đầu tư vào phân khúc nào, ở đâu cũng có lãi thực dương.
Chứng khoán năm 2021 đạt kỷ lục về tốc độ tăng số nhà đầu tư mới (F0), giá trị giao dịch, giá trị vốn hóa và điểm số. Tuy nhiên, đây là thị trường cao cấp, không phải ai cũng đầu tư có lãi, dễ bị nhầm lẫn khi mua “đỉnh”, bán “đáy”, bị ảnh hưởng của những thông tin khác trên thị trường,…
Trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất cao, có quy mô lớn (quy mô đã vượt 500 nghìn tỷ đồng), sắp đến kỳ đáo hạn thanh toán,… nhưng năm nay NHNN sẽ chỉ đạo không khuyến khích đẩy mạnh mà sẽ tiến hành thanh kiểm tra.
Gửi tiết kiệm là kênh truyền thống thu hút tiền nhàn rỗi của những người không có nhiều tiền, muốn để dành phòng bất trắc hoặc là nơi tạm trú cho một số nhà đầu tư trong khi chờ thời cơ để đầu tư. Trong mấy năm trước, nhờ lãi suất cao hơn tốc độ tăng CPI nên đã đạt thực dương, nhưng năm 2021 đã bị giảm, mức thực dương còn không đáng kể, có tháng còn bị thực âm. Lãi suất tiết kiệm từ cuối năm 2021 đến nay đã cao lên và khả năng sẽ cao hơn nữa theo mức tăng CPI khi gói kích cầu được triển khai và để ngăn chặn hiệu ứng phụ - lạm phát cao. Theo đó, lãi suất danh nghĩa và chắc chắn so với một số kênh đầu tư khác, nên yên tâm hơn, nhưng lãi suất thực thấp, không đáng kể,…
Đầu tư tiền ảo gặp nhiều rủi ro, dễ mất trắngTiền ảo từ một vài năm nay đã hút một lượng tiền không nhỏ của nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là kênh đầu tư “đau tim nhất”, với diễn biến như “tàu lượn cao tốc” tăng rất nhanh và rơi cũng rất nhanh. Hơn nữa, tiền ảo không được công nhận ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, cũng gặp nhiều rủi ro do bị mất về an toàn thông tin; ở Việt Nam còn có quá nhiều sàn tiền ảo trá hình, sàn tiền ảo đa cấp đánh cắp làm hàng vạn nhà đầu tư sập bẫy, mất trắng. |
(责任编辑:Cúp C2)
- Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
- Từ cậu bé mắc chứng khó đọc, Richard Branson trở thành tỷ phú
- Sun Group khai trương tuyến cáp treo 3 dây hiện đại tại Cát Bà
- Cây sanh cổ được trả giá 460 tỷ đồng gây xôn xao: Có người nói ‘cho còn không lấy’
- Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- Thị trường chứng khoán 4/5: VN
- 6 nghìn hộ nghèo đã nhận được ủng hộ từ gói hỗ trợ 20 tỷ đồng của Tập đoàn T&T Group
- Ford Ranger Thunder 2020 trang bị những công nghệ đặc biệt nào
- Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- Chủ tịch Intresco dính ‘án phạt’ do vi phạm lĩnh vực chứng khoán
- EVFTA tạo xung lực giúp Việt Nam tái khởi động phục hồi kinh tế
- Đại gia ngành xăng dầu lỗ nặng nghìn tỷ, lý do từ đâu?
- 'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- Sắp có thêm nhiều chế tài xử lý vi phạm về thương mại điện tử
- Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt
- Với mức giấ hơn 3 tỷ đồng, Toyota Granvia được trang bị những gì?
- Toyota Harrier 2020 đẹp long lanh giá từ hơn 600 triệu đồng sắp trình làng có gì hay?
- Hà Nội nóng đổ lửa, dân tình rủ nhau đi Sa Pa vì mát lạnh, đẹp mà lại rẻ chưa từng có
- iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- 25 tuổi hữu 5 bất động sản chia sẻ 2 cuốn sách giúp anh kiếm hơn 5 tỷ/năm