【bảng xếp hạng costa rica primera division】Tăng hòa giải, giảm tranh chấp

Trong những năm qua,ănghagiảigiảmtranhchấbảng xếp hạng costa rica primera division công tác hòa giải ở cơ sở được các ngành chức năng, địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả tích cực, từ đó giúp tỷ lệ hòa giải thành ngày càng cao, góp phần hạn chế những mâu thuẫn phát sinh trong Nhân dân.

Thành viên tổ hòa giải ấp Nhơn Thuận 1B, xã Nhơn Nghĩa A, trao đổi nội dung một vụ việc để chuẩn bị hòa giải.

Hơn 10 năm tham gia công tác hòa giải ở cơ sở, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng ấp Nhơn Thuận 1B, xã Nhơn Nghĩa A và các thành viên tổ hòa giải ấp đã giải quyết kịp thời nhiều tranh chấp, mâu thuẫn của bà con tại địa phương.

Theo bà Thủy, ở trong ấp, có khi chỉ từ một vài câu nói, chuyện cái ranh đất, mượn tiền bạc chậm trả cũng dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp... Do đó, ngay khi tiếp nhận đơn yêu cầu hòa giải, bà Thủy và các thành viên trong ấp dành ngay thời gian xác minh, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó có cách phân xử hợp lý.

“Tổ hòa giải của ấp có 8 thành viên, kinh nghiệm từ thực tiễn, chúng tôi nhận thấy rằng, để làm tốt công tác hòa giải, thì tổ hòa giải cần phải sâu sát với từng hộ dân, phát hiện và tiến hành hòa giải ngay khi mới manh nha những mâu thuẫn, bất đồng. Trong công tác hòa giải, phải thực hiện đúng theo pháp luật hiện hành, nhưng khi mời đương sự đến hòa giải, cũng phải lấy tình nghĩa xóm làng làm chủ yếu”, bà Thủy chia sẻ.

Cùng gắn bó với công tác hòa giải đã trên 15 năm, ông Phạm Thanh Hiền, Tổ trưởng Tổ hòa giải ấp Hòa Hưng, thị trấn Búng Tàu, cho biết: “Bà con mình ở quê phần lớn nhận thức pháp luật còn hạn chế, do vậy, nhiều trường hợp do không hiểu biết, phân định được đúng sai mà lớn tiếng, cãi vã nhau làm mất tình làng nghĩa xóm. Lúc này, rất cần những hòa giải viên để hàn gắn, tìm tiếng nói chung cho bà con”.

Nhiều người làm công tác hòa giải như bà Thủy, ông Hiền thừa nhận, ở vai trò hòa giải viên, việc phân xử khi hòa giải dễ đụng chạm đến quyền lợi các bên, nên không ít lần họ bị lời ra tiếng vào là điều không tránh khỏi. Nhưng rồi những vụ việc được giải quyết thành công, xóm giềng thuận hòa, anh em yên ấm đã khiến họ quên đi cực nhọc, thị phi để tiếp tục đồng hành với công việc.

Xác định công tác hòa giải ở cơ sở không chỉ tăng tình đoàn kết trong cộng đồng mà còn ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh trật tự. Trong những năm qua, UBND tỉnh luôn quan tâm, chú trọng công tác chỉ đạo các cấp, ngành không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác hòa giải.

Ông Lưu Tấn Sỹ, Phó phòng Tư pháp huyện Châu Thành A, cho biết, hiện nay giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở có lợi thế là không có bên thắng bên thua, mà cả hai bên đều thắng, đều tự nguyện nhượng bộ một phần lợi ích để đạt được thỏa thuận, tức hòa giải thành.

Theo ông Sỹ, điều này khác với trường hợp tranh chấp, mâu thuẫn được giải quyết thông qua quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như tòa án sẽ có bên thắng, bên thua, bên không hài lòng, thỏa mãn với kết quả giải quyết, gây khó khăn cho việc hàn gắn mối quan hệ tình làng nghĩa xóm. Hơn nữa, hòa giải viên là những người có uy tín trong cộng đồng dân cư nên nắm bắt được nội dung mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh, rất thuận lợi trong quá trình hòa giải.

Nhiều năm gần đây, số vụ hòa giải thành trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng (hàng năm đều đạt trên 90%), từ đó hỗ trợ đắc lực chính quyền địa phương trong giải quyết trực tiếp những vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp nhỏ trong dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế đơn thư, khiếu nại vượt cấp. Những mâu thuẫn nhỏ, những khúc mắc trong quan hệ gia đình, làng xóm được các hòa giải viên hóa giải, đem lại cuộc sống bình yên, ổn định và phát triển hơn.

Ông Nguyễn Quốc Lai, Trưởng phòng Tuyên truyền và Theo dõi thi hành pháp luật, Sở Tư pháp, thông tin: Qua thời gian triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, công tác hòa giải ở cơ sở tại Hậu Giang được nâng lên cả về tổ chức và chất lượng, hoạt động hòa giải ngày càng phát huy hiệu quả. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 532 tổ hòa giải, với 2.666 hòa giải viên, các thành viên tổ hòa giải cơ sở gồm: bí thư chi bộ, trưởng, phó ấp, trưởng ban công tác Mặt trận, đại diện các đoàn thể và người có uy tín ở địa phương…

Tuy nhiên, theo đánh giá, công tác hòa giải vẫn còn đó những hạn chế, khó khăn, vướng mắc nhất định, đơn cử như hạn chế về kinh phí; chế độ đãi ngộ thấp nên chưa thu hút được nhiều thành viên, hội viên tham gia tích cực; một số địa phương còn thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư.

Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh, rất cần cấp ủy đảng, chính quyền các cấp xác định đúng vị trí, vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở; phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan tư pháp trong việc phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong công tác hòa giải, để qua đó phát huy hơn nữa hiệu quả công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn.

Bài, ảnh: B.B

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
下一篇:FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam