【lịch bóng đa anh】Doanh nghiệp điều: Liên kết để phát triển bền vững

 人参与 | 时间:2025-01-26 22:07:07

Ông Đặng Hoàng Giang cho biết,ệpđiềuLiênkếtđểpháttriểnbềnvữlịch bóng đa anh theo nhận định từ Hội đồng Điều toàn cầu (GCC), niên vụ này, sản lượng điều thô thế giới cũng như sản lượng điều của Việt Nam giảm khoảng 10,5% (sản lượng của Việt Nam đạt khoảng 425.000 tấn).

DN Việt nên tránh "tự buộc chân nhau"

Trong 4 tháng đầu năm 2016, cả nước xuất khẩu được trên 93.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 705 triệu USD, tăng 12% về lượng và tăng 20% về trị giá so cùng kỳ năm 2015; nhập khẩu 207.000 tấn, tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù ngành điều Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng tốt, nhưng một thực trạng hiện nay được các DN điều phản ánh đó là giá nhập khẩu biến động theo chiều hướng tăng nên gây rất nhiều khó khăn cho việc duy trì sản xuất trong nước.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thái Sơn, Giám đốc Công ty Long Sơn (một trong những DN hàng đầu về xuất khẩu điều tại Việt Nam) cho biết nguyên nhân giá nhập khẩu điều tăng chủ yếu do các DN Việt Nam ngay từ đầu vụ đã tranh nhau ký hợp đồng, đặt cọc trước với giá trị cao (khoảng 20% giá trị hợp đồng) mà không đưa ra một mức giá thống nhất, trong khi điều khoản hợp đồng lỏng lẻo, dẫn đến phía đối tác thường phá hợp đồng hay tìm cách trì hoãn hợp đồng để chờ giá lên cao.

Theo luật sư Nguyễn Thị Hồng Ngân, đa số DN Việt Nam không có sự chuẩn bị tốt cho các tranh chấp thương mại phát sinh vì thiếu hiểu biết về pháp luật nước ngoài, dẫn đến dễ thua kiện cũng như gặp không ít rủi ro.

Tranh chấp, khiếu nại tại tòa án và trọng tài trong hoạt động xuất nhập khẩu điều thường tập trung vào các điều khoản như áp dụng điều khoản thương mại quốc tế nào trong giải quyết tranh chấp; cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, địa điểm hay các điều khoản về chất lượng, phương thức thanh toán.

Liên kết làm chủ cuộc chơi

Để giải quyết những tồn tại nêu trên, ông Đặng Hoàng Giang cho rằng DN điều Việt Nam cần liên kết và thống nhất được tiếng nói chung. Theo đó, các DN cần thống nhất về mức giá khi nhập khẩu, đồng thời áp đặt tiêu chuẩn hạt điều thô theo tiêu chuẩn từ Vinacas với phía đối tác. Các DN cũng nên căn cứ theo mẫu hợp đồng của Vinacas mỗi khi soạn hợp đồng nhằm tránh các cơ sở pháp lý lỏng lẻo.

Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Thái Sơn cho rằng, các DN nhập khẩu điều Việt Nam cần đoàn kết cùng Vinacas làm chủ cuộc chơi điều tiết giá cả. Áp đặt giá mua tối đa và giá bán tối thiểu có thể xuất khẩu. Giá đặt cọc trước khi mua hàng chỉ khoảng 5% nhằm giảm thiểu rủi ro.

Bên cạnh đó, trong các hợp đồng nhập khẩu điều, nên chuyển địa điểm phân xử khi có tranh chấp về Singapore để tạo thuận tiện cho các DN Việt Nam trong việc đi lại.

Nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa

Ông Sơn cũng cho rằng ngành điều trong nước sẽ tiếp tục phát triển ổn định trong 2 năm tới. Tuy nhiên, trong 4 năm tới tình hình có thể sẽ khác, vì hiện nay, một số nước có sản lượng điều thô lớn như Bờ Biển Ngà đã bắt đầu nhập khẩu công nghệ, máy móc chế biến điều của Việt Nam để sản xuất trong nước.

Hơn nữa, cộng đồng người Trung Quốc và Ấn Độ tại châu Phi cũng có thể tự sản xuất điều tại châu Phi rồi xuất hàng về chính nước họ. Trong tương lai, các thị trường nhập khẩu điều nhân của Việt Nam như Mỹ , các nước châu Âu sẽ khắt khe hơn về an toàn thực phẩm.

Chính vì vậy, Việt Nam cần nâng cao sản lượng trong nước để chủ động nguồn nguyên liệu, nguồn hàng trên thị trường; hướng đến các sản phẩm chế biến tinh với chất lượng tốt, bảo đảm đạt tiêu chuẩn thực sự về HACCP, tiêu chuẩn sản xuất điều sạch của Vinacas để chiếm lĩnh thị trường.

Về sản xuất trong nước, theo TS. Nguyễn Như Hiến (Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT), để phát triển ngành điều theo hướng bền vững, sản xuất hàng hóa lớn với các sản phẩm đa dạng có chất lượng, mang lại giá trị gia tăng cao, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thâm canh, tái canh, và ghép cải tạo thay thế giống điều năng suất cao cho người sản xuất.

Mục tiêu đến năm 2020, diện tích trồng điều cả nước ổn định 300.000 ha, năng suất bình quân đạt 1,5 tấn/ha, sản lượng 450.000 tấn.

Theo báo cáo từ Vinacas, trong 4 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu điều sang thị trường Mỹ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng với hơn 28,5 triệu tấn, đạt trên 220 triệu USD, tăng gần 9% về lượng và 18,65% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu điều lớn nhất của Việt Nam.

Theo Chinhphu.vn

顶: 285踩: 77453