【nhận định kèo benfica】Mục tiêu lớn nhất là giảm chi từ mua sắm công
Với quy mô lớn hơn cả về hình thức và nội dung, dự Luật này được kỳ vọng sẽ trở thành một bước ngoặt đổi mới trong quản lý, sử dụng tài sản công.
Tiết kiệm “khủng”
Chia sẻ về dự án Luật, ông Trần Đức Thắng - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết: Dự án bổ sung một số hình thức mới trong quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (TSNN) như quy định về mua sắm tài sản tập trung (MSTT); khoán kinh phí trong sử dụng tài sản; áp dụng hình thức đầu tư đối tác công - tư trong xây dựng trụ sở làm việc tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; xã hội hóa trong sử dụng tài sản,… Những hình thức này được đánh giá sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm, chống lãng phí.
Hiệu quả, có thể nhìn thấy từ một trường hợp cụ thể như chính sách khoán kinh phí sử dụng xe công. Tuy cơ chế khoán xe đã được quy định trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhưng chưa bắt buộc áp dụng mà chỉ do các cá nhân tự nguyện đăng ký nên việc triển khai thực hiện chưa hiệu quả. Theo Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về TSNN thì tổng số xe công hiện có là 37.637 xe (không bao gồm xe trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, DNNN). Trong đó có 901 xe phục vụ chức danh; 22.767 xe phục vụ công tác chung; 13.969 xe chuyên dùng. Theo dự án Luật đang được trình Quốc hội, Chính phủ dự kiến quy định bắt buộc áp dụng cơ chế thuê, khoán kinh phí đối với một số loại tài sản công, bao gồm cả xe ô tô. Khi đó, NSNN không phải bố trí dự toán để mua tài sản, giảm chi phí xăng xe, sửa chữa, bảo dưỡng, lương lái xe, hao mòn tài sản; giảm biên chế lái xe và quản lý xe ô tô; các cá nhân có tiêu chuẩn sử dụng tài sản công chủ động sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí.
Tính toán cụ thể có thể thấy, chi phí của NSNN để vận hành 1 xe ô tô bình quân khoảng 320 triệu đồng/xe/năm, gồm 100 triệu đồng lương, các khoản thanh toán cá nhân và công tác phí, phòng nghỉ cho lái xe khi đi công tác; 90 triệu đồng xăng, dầu; 70 triệu đồng hao mòn xe; 60 triệu đồng các chi phí khác. Nếu mức kinh phí khoán là 20 triệu đồng/người/tháng thì khi thực hiện khốn kinh phí sử dụng xe ơ tơ đối với một số chức danh được sử dụng xe ô tô hoặc các đơn vị cấp Chi cục, Trung tâm thuộc Sở sẽ giúp giảm chi NSNN 80 triệu đồng/xe/năm. Nếu mức kinh phí khoán là 15 triệu đồng/người/tháng, con số tiết kiệm mỗi năm có thể lên tới 140 triệu đồng/xe.
Tương tự với chính sách MSTT tài sản công, tổng kết việc thí điểm ở 7 địa phương, 4 bộ, ngành và hệ thống Kho bạc Nhà nước, trong năm 2008 đã tiết kiệm được 5.044 triệu đồng. Tại Kho bạc Nhà nước, giai đoạn 2001 – 2007 đã giảm chi được 6.809 triệu đồng mua xe ô tô so với mức giá bán trên thị trường; giai đoạn 2006 – 2008 giảm chi được 59.542 triệu đồng mua thiết bị tin học so với mức giá ban trên thị trường. Như vậy, khi các bộ, ngành, địa phương thực hiện MSTT dự kiến sẽ tiết kiệm được một khoản chi tương đối lớn cho NSNN.
Với những con số tiết kiệm khá lớn, cho thấy mục tiêu lớn nhất của dự thảo Luật đó là tiết kiệm, giảm chi tiêu từ mua sắm tài sản công. Do đó, việc luật hóa để đưa vào thực tiễn các hình thức quản lý, sử dụng TSNN là hết sức cần thiết.
Coi tài sản là nguồn lực
Theo đánh giá của cơ quan soạn thảo, với dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, nhóm tài sản kết cấu hạ tầng bao gồm đường bộ, hàng không, cảng biển, thủy lợi,… sẽ chịu tác động lớn nhất khi được áp dụng những quy định khác với trước đây nhằm quản lý chặt chẽ hơn.
Cục trưởng Cục Quản lý công sản cho biết: Tất cả tài sản hạ tầng sẽ được giao cho các đối tượng cụ thể để quản lý và chịu trách nhiệm không chỉ trong sử dụng mà cả quản lý, bảo trì, bảo dưỡng để đảm bảo cho tài sản hoạt động được bình thường, liên tục. Hiện tại, các tài sản này cũng được Nhà nước đầu tư xây dựng và giao cho các đơn vị khác nhau quản lý, sử dụng, tuy nhiên chưa phân rõ trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi các đơn vị đó được hưởng từ tài sản. Với dự án Luật mới, các đơn vị được giao tài sản sẽ được cấp kinh phí để thực hiện công tác quản lý để khi tài sản có dấu hiệu hỏng hóc thì kịp thời có giải pháp sửa chữa ngay, tránh trường hợp để lâu, thiệt hại lớn, tốn kém nhiều nguồn lực để khắc phục.
Hơn thế, những đơn vị được giao tài sản có thể vận dụng những hình thức như BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao), BT (xây dựng - chuyển giao), chuyển nhượng có thời hạn, cho thuê tài sản hạ tầng,… để quản lý và khai thác hiệu quả nhóm tài sản này trong thời gian tới đây. Nói một cách khác là coi các tài sản hạ tầng hiện có là nguồn lực cần được khai thác để tạo vốn đầu tư mới hoặc ít nhất cũng tạo vốn để bảo trì hạ tầng theo chế độ. Khi đó, tất cả các loại tài sản kết cấu hạ tầng đều được nhìn nhận với vai trò là nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế xã hội.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu dự Luật được ban hành và công tác tổ chức thực hiện được triển khai nghiêm túc, hiệu quả, số thu từ TSNN có thể lên tới 120.000 tỷ đồng/năm, tăng trên 20% so với hiện tại.
Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng thể
Một điểm mới đáng quan tâm nữa tại dự án Luật trình ra Quốc hội lần này là đưa ra việc xây dựng, hình thành cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về TSNN. Trên thực tế, nhằm thu thập đầy đủ số liệu (cả về hiện vật và giá trị) về TSNN, theo quy định tại Luật năm 2008, Bộ Tài chính đã xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNN đối với 4 đất đai, nhà cửa, ô tô và tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên. Cho đến nay, CSDL này đã tổng hợp được số liệu của 88.857 đơn vị (chiếm 99% các đơn vị được giao quản lý, sử dụng TSNN). Tuy nhiên, CSDL quốc gia về TSNN chưa bao quát hết các loại tài sản công cả về hiện vật và giá trị (ước tính mới chỉ phản ánh được khoảng 5-10% tổng tài sản công), do đó rất hạn chế trong việc cung cấp thông tin tổng quan về tài sản công, đặc biệt là với tư cách "nguồn lực" tài chính.
Việc xác định giá trị đất chủ yếu là theo định giá, thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường đã làm sai lệch đáng kể giá trị thật của đất công với vị trí là một trong những tài sản công quan trọng. Ngoài ra, TSNN tại các Ban quản lý dự án, đơn vị vũ trang nhân dân, tài sản của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không được phản ánh đầy đủ. CSDL của các tổ chức chuyên ngành chưa kết nối với CSDL quốc gia về TSNN; nhất là chưa kết nối được với cơ dữ liệu về đất đai, tài sản trong doanh nghiệp, tài sản dự trữ nhà nước. Vì vậy, hiệu quả quản lý chung chưa cao.
“Mong muốn của dự thảo Luật mới là xây dựng được 1 CSDL quốc gia của đầy đủ các nhóm TSNN theo hướng tích hợp. Có nghĩa là, Bộ Tài chính sẽ chủ trì xây dựng CSDL và có kết nối với các CSDL khác của các bộ, ngành, địa phương. Ví dụ, Bộ Giao thông vận tải xây dựng CSDL về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, sau đó Bộ Tài chính sẽ có kết nối với CSDL đó để tích hợp trở lại thành CSDL về TSNN của cả quốc gia” - ông Trần Đức Thắng phân tích.
Việc đưa nội dung này vào Luật không chỉ nâng cao hiệu lực pháp lý của việc xây dựng CSDL quốc gia về tài sản công mà còn có tác dụng rất lớn trong việc tạo cơ sở để các bộ, ngành, địa phương cùng phối hợp xây dựng CSDL quốc gia về tài sản công một cách tổng thể và thống nhất trên phạm vi cả nước.
下一篇:Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
相关文章:
- Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương lại muốn hợp pháp hóa
- Lò hơi phát nổ làm 6 người tử vong vừa được sửa chữa ngày 30/4
- Vụ 2 người chết, 2 người bị thương ở Thủ Đức: 2 mẹ con đã qua cơn nguy kịch
- Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
- Xử phạt thanh niên vượt chốt kiểm tra nồng độ cồn, xúc phạm lực lượng công an
- Cả xóm hô nhau xúc đất cứu người trong vụ sạt lở làm 3 trẻ tử vong ở Hà Nội
- Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái bị tạm đình chỉ nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội
- Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- Cả xóm hô nhau xúc đất cứu người trong vụ sạt lở làm 3 trẻ tử vong ở Hà Nội
相关推荐:
- Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- Sau mưa đầu mùa, xác cá chết lẫn rác thải nổi đầy kênh Nhiêu Lộc
- Tài xế làm dịch vụ đưa người uống rượu bia về nhà bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn
- TP.HCM: Mãn nhãn màn pháo hoa mừng đại lễ 30/4
- Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- Lễ 30/4: Nắng nóng gay gắt, dân chen nhau 'ngạt thở' ở Thảo Cầm Viên
- Giám đốc bệnh viện Đồng Nai lên tiếng về việc bác sĩ giết người tại nơi làm việc
- Hà Nội kiến nghị tiếp tục dùng lòng đường, gầm cầu cạn để trông giữ ô tô
- Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- Nắng đổ lửa, người dân Nghệ An ra sông Lam, vào khe suối rừng sâu giải nhiệt
- Quốc lộ nối Đà Lạt
- Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
- Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
- Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
- Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp