当前位置:首页 > Thể thao > 【kwbd】Mưu sinh trên… đọt dừa ở tuổi 66 正文

【kwbd】Mưu sinh trên… đọt dừa ở tuổi 66

来源:Empire777   作者:Thể thao   时间:2025-01-25 16:24:14

Đó là bà Sáu Hường (Cao Thị Hường),ưusinhtrnđọtdừaởtuổkwbd ở ấp Long Sơn 1, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, người đã bươn chải lo cho bản thân bằng nghề hái dừa hơn 20 năm nay.

66 tuổi, nhưng bà Cao Thị Hường, ở ấp Long Sơn 1, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, phải vất vả mưu sinh bằng nghề hái dừa.

Cặp con kênh Long Sơn chảy qua địa bàn ấp Long Sơn 1 có những hàng dừa xanh in hình bóng nước, cho trái quanh năm và cũng là nguồn cội cho cuộc mưu sinh đầy chất cổ tích của bà Sáu Hường. Nói là cổ tích, bởi mấy ai có thể tin được giữa cuộc sống hiện đại ngày nay lại có chuyện một bà lão đã 66 tuổi đang phải mưu sinh bằng nghề hái dừa.

Có tận mắt chứng kiến mới thấy được nghị lực phi thường của bà lão này. Thử thách là cây dừa cao hơn 10m nghiêng mình ra gần nửa con kênh Long Sơn. Chỉ với bộ đồ nghề gồm dao, dây nài…, tay chân bà cứ thoăn thoắt, nhẹ nhàng chinh phục thử thách, chưa đầy 1 phút đã lên đến đọt dừa. 5 phút sau, buồng dừa cả chục trái được “hạ cánh” an toàn. Biết buồng dừa nặng hơn cơ thể mình nên bà Sáu Hưởng “dùng thế” buộc dây vào các nhánh dừa rồi mới thả xuống từ từ. Nhờ vậy mà buồng dừa còn nguyên vẹn.

Trượt xuống tới đất, nghe mọi người kể thì bà mới biết lúc nãy có con rắn lục trên đọt dừa nhảy xuống. Bà nói đó chỉ là phần nhỏ của tai nạn nghề nghiệp khi làm nghề này. Không chỉ có rắn, bà sợ nhất là những lần đối mặt với đàn ong dữ khi đã leo lên gần tới đọt dừa, nhiều lần bị chúng đốt thâm tím hết mình mẩy vì không trượt xuống kịp. Còn bữa nào gặp ổ chuột, nếu rảnh tay, bà bắt luôn để làm thức ăn cho bữa cơm đạm bạc.

Nghỉ ngơi chốc lát để lấy lại sức, bà tiếp tục leo cây dừa thứ hai cũng cao không kém cây dừa khi nãy. Mỗi ngày, bà lão có thân hình gầy yếu, xanh xao này có thể leo 10-20 cây dừa như vậy. Nhưng hôm nay chắc không thể, vì trời lúc mưa, lúc tạnh như muốn thử thách chuyện mưu sinh của bà.

Bộ đồ ướt nhèm, khuôn mặt tái nhợt vì lạnh, bà đang rầu rĩ trời mưa gió thế này coi như nồi cơm ở nhà bị vơi đi phần nào. Trời dừng mưa, bà cũng dừng leo dừa. “Nếu trời mưa thì còn leo được, chứ tạnh rồi thì thân dừa đầy rong rêu như bị bôi mỡ nên tôi không dám mạo hiểm”, bà Hường nói với vẻ đầy kinh nghiệm.

Rồi bà quyết định nghỉ ngơi để lấy lại sức vì mấy hôm liền hết dãi nắng lại phải dầm mưa. Đó cũng là cơ hội cho những người khách lạ như chúng tôi tiếp xúc, hỏi han nhiều điều muốn biết về nhân vật mà mọi người hay ví von là “bà lão hái dừa”.

Sẵn sàng trải lòng, bà Sáu Hường kể quê ở xứ Đông Phước (huyện Châu Thành), vốn cũng có những cây dừa cao chót vót cho người dân quê nhiều trái ngọt, nhưng thời con gái bà chưa một lần leo dừa vì sợ. Theo chồng về sống ở xã Long Thạnh, rồi mấy đứa con lần lượt ra đời khiến đôi vai bà thêm nặng gánh. Hai vợ chồng ly thân khi mấy đứa con chưa tới tuổi trưởng thành buộc bà phải bươn chải nhiều hơn để lo cho cuộc sống. Vì không có vốn nên bà phải tìm nghề gì đó không cần vốn nhiều, suy tính mãi mới quyết định “gửi gắm” cuộc sống của cả gia đình trên… đọt dừa.

Những ngày đầu “hành nghề” toàn thân đau mỏi, ê ẩm, nhiều lúc muốn bỏ cuộc, nhưng còn nặng lo cho lũ nhỏ nên bà phải cố gắng. Hàng ngày, bà đi quanh xóm hỏi thăm nhà nào muốn bán dừa để mua rồi tự leo hái đem đi bỏ mối cho các quán nước, chủ yếu lấy công làm lời; hay có ai nhờ hái dừa thuê bà cũng sẵn sàng. Hì hục leo dừa có khi cao đến hàng chục mét, nhưng thu nhập của bà Sáu Hương chẳng nhiều, bữa nào thuận lợi lắm cũng chỉ kiếm hơn 100.000 đồng. Những ngày không hái dừa, bà còn nghề “tay trái” là đi mua cây, xẻ củi phơi khô bán lại kiếm đồng lời ít ỏi. Ở độ tuổi lẽ ra được hưởng phước, nhưng vì cuộc sống chật vật cứ xô đẩy buộc bà phải đối mặt với nguy hiểm để mưu sinh.

Nếu trong xóm đã hết dừa thì bà phải qua xóm bên để hỏi mua, có khi xa đến 6, 7km. Phải vận chuyển hàng chục, thậm chí cả trăm trái dừa đi bỏ mối cho các quán nước ở thị trấn Kinh Cùng (huyện Phụng Hiệp) khiến bà nhọc thân không kém gì khi leo hái.

Vất vả mới kiếm được đồng tiền nên bà Sáu Hường rất trân quý nó, đến mức có thể nói là… keo kiệt. Hôm nào hái dừa ở xa, chỉ với nắm xôi, trái bắp lót dạ buổi sáng là bà có thể cầm cự để leo hái dừa đến khi mặt trời ngả bóng. Vì ăn uống thất thường, thiếu thốn nên thân thể bà gầy gò, dong dỏng như những thân dừa.

Hình ảnh bà Sáu Hường leo hái dừa đã quá quen thuộc với người dân ở ấp Long Sơn 1, thấy bà vất vả mưu sinh nên xóm giềng thường ưu ái bán dừa giá rẻ. “Như tụi tôi là đàn ông cũng chưa chắc làm được như chị Sáu Hường, ai nấy đều cảm phục nghị lực và thương cho cuộc sống của chị ấy”, ông Mai Văn Nhỏ, hàng xóm của bà Sáu Hường, nói.

Mấy chục năm leo dừa nên tay chân bà cằn cỗi, thô ráp, đầy chai sần. Vì lao động quá sức trong nhiều năm nên bà hay bị nhức mỏi khắp cơ thể và phải uống thuốc giảm đau mỗi buổi chiều. Đã thế nhưng bà chưa chịu nghỉ ngơi, vì mấy đứa con đều nghèo khó nên bà muốn tự kiếm tiền lo cho bản thân để không trở thành gánh nặng cho mấy đứa nhỏ….

Muốn vậy, nhưng bà cũng hiểu tạo hóa chưa cho ai khỏe mãi bao giờ, đến một lúc nào đó khi sức tàn, lực kiệt, bà cũng phải bỏ nghề. Nghĩ tới điều đó, rồi chợt nhìn lên ngọn dừa cao, gương mặt bà ủ dột dần. “Nếu ngày đó đến, tôi chỉ ước mong được vay số vốn nho nhỏ để buôn bán tạp hóa kiếm chút tiền tự lo cho bản thân”, bà Sáu Hường nói ra mơ ước khi ngoài trời tiếp tục mưa gió…

Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN

标签:

责任编辑:World Cup