Triệu Thủ Kiệt (Trung Quốc) sinh ra trong một gia đình nông thôn rất nghèo nhưng luôn giữ tính kiên trì và lạc quan.
Lúc 8 tuổi,ảmđộngmẹláixebagácđưacontraikhuyếttậtđithiđạihọtỷ số truc tiep bong da hom nay Thủ Kiệt vẫn vui vẻ và hồn nhiên như bao đứa trẻ khác. Một ngày nọ, khi đang chơi với bạn bè, cậu đột nhiên phát hiện mình không thể đứng dậy sau khi ngồi xổm xuống. Khi đó, Thủ Kiệt còn trẻ, gia đình khó khăn nên chưa nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề.
Trong 2 năm tiếp theo, cậu thường xuyên bị ngã khi đi lại và bị cảm lạnh. Dần dần, việc đi lại bình thường cũng trở nên khó khăn. Năm này qua năm khác, tình trạng ngày càng trầm trọng. Thủ Kiệt không thể đi lại và nhấc cánh tay lên được nữa.
Khi viết, cậu chỉ dựa vào sức mạnh của cổ tay để cử động nhẹ các ngón tay. Thấy Thủ Kiệt không thể tự chăm sóc bản thân trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ nhiều lần khuyên cậu từ bỏ việc học và ở nhà dưỡng bệnh, nhưng cậu không chịu đồng ý.
“Đi học có thể trang bị cho mình kiến thức, khiến cuộc sống trở nên trọn vẹn hơn và giảm bớt áp lực tinh thần”. Chàng trai tin chắc rằng kiến thức sẽ thay đổi vận mệnh. Thấy Triệu Thủ Kiệt có ý chí như vậy, cha mẹ không nài nỉ nữa mà mua cho con trai rất nhiều sách học.
Mẹ lái xe ba gác, chở con đi học mỗi ngày
Việc học và đọc sách đã giúp Triệu Thủ Kiệt có thêm dũng khí và ước mơ khi còn trẻ, vượt qua sự bi quan và nỗi cô đơn mà những người khuyết tật thường gặp phải.
Trong hơn mười mấy năm học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cậu đã vượt qua những khó khăn mà người thường không thể chịu nổi và luôn dùng ý chí mạnh mẽ của mình để truyền cảm hứng cho bản thân tiến về phía trước.
Khi Thủ Kiệt còn đi học, gần trưa mỗi ngày, mẹ đều cùng em trai đi chiếc xe ba gác duy nhất trong nhà đến đón cậu tan học. Với sự giúp đỡ của các bạn cùng lớp, bà Triệu đã bế được Kiệt ra ngồi sau xe. Trở về nhà, bà mới bắt đầu làm vài món ăn đơn giản.
Để nuôi sống gia đình, bố của Kiệt phải làm việc bên ngoài nên mọi gánh nặng ở gia đình đều đổ lên vai mẹ Thủ Kiệt.
“Bây giờ người duy nhất có thể kiếm tiền trong nhà chỉ là bố của đứa trẻ, còn tôi ở nhà chỉ có thể chăm sóc hai đứa con. Điều tôi lo lắng nhất là một ngày nào đó tôi và bố của đứa bé sẽ già và ra đi. Ai sẽ lo cơm nước và cuộc sống hàng ngày cho con. Tôi chỉ mong thời gian trôi qua nhanh, để các cháu lớn nhanh, trình độ y tế được nâng cao và chúng ta phát triển công nghệ chữa khỏi căn bệnh này một cách nhanh chóng, không chỉ cho Kiệt mà còn với những đứa trẻ có hoàn cảnh tương tự”, bà Triệu lau nước mắt chia sẻ.
Người mẹ bên trong mong manh nhưng bên ngoài kiên cường luôn đưa Triệu Thủ Kiệt đến trường như mọi khi, dù mưa hay nắng. Từ tiểu học đến cấp ba, bà đã trở thành người bạn đồng hành với Kiệt trên mỗi chặng đường.
Tiến lên trước nghịch cảnh và không phụ cha mẹ, Thủ Kiệt luôn giành điểm cao và đạt được các danh hiệu danh dự “Đoàn viên Thanh niên Cộng sản tiêu biểu toàn quốc” và “Thanh niên ngoan ngoãn thời đại mới”.
Hình ảnh người mẹ khuôn mặt khắc khổ nhưng luôn tươi cười chở con trai khuyết tật đi thi đại học năm 2018 đã làm lay động cộng đồng mạng Trung Quốc. Thủ Kiệt xuất sắc đạt 519 điểm.
Dù số phận có bất công với mình nhưng Triệu Thủ Kiệt vẫn chọn đối mặt với những khó khăn của cuộc sống bằng sức mạnh của ý chí và lạc quan. “Em muốn vượt qua khó khăn, học hỏi kiến thức, văn hóa như những sinh viên khỏe mạnh khác và trở thành người có ích cho xã hội trong tương lai”, Triệu Thủ Kiệt kiên quyết nói.
"Vì đau khổ đã chọn bạn, bạn có thể quay lưng lại với đau khổ với nụ cười tỏa nắng", Thủ Kiệt viết trong nhật ký của mình. Nam sinh biết rằng không thể lựa chọn số phận nhưng có thể lựa chọn thái độ sống. “Hãy mỉm cười để lại đau khổ sau lưng”.
“Em ấy là một học sinh rất mạnh mẽ, lạc quan và tích cực trong cuộc sống. Em hòa đồng với các bạn trong lớp, rất chăm chỉ và tận tâm trong học tập và hay đặt câu hỏi khi cậu ấy không hiểu. Các giáo viên đều rất yêu quý Kiệt. Điểm số của em ấy luôn đứng đầu lớp", giáo viên chủ nhiệm mói.
Khi nói về ước mơ của mình, Triệu Thủ Kiệt cho biết: “Em mong có thể vào đại học để học Trung y. Nếu có thể, em sẽ tiếp tục học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Em muốn vận dụng các kỹ năng y học cổ truyền của Trung Quốc để chữa bệnh và cứu người, để thế giới ngày càng ít người như em hơn".
Hình ảnh mẹ chở Thủ Kiệt đi thi đại học vẫn thường được cộng đồng mạng Trung Quốc chia sẻ lại để nhắc nhở mỗi người về sức mạnh của tình mẫu tử và ý chí vượt lên trên nghịch cảnh.
Tử Huy
Thầy giáo 35 tuổi thi đại học lần 2 để vào trường YTRUNG QUỐC - Tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2024, thầy giáo Lý Long (35 tuổi) đặt ra mục tiêu đỗ vào ngành Y của Đại học Thanh Hoa và Đại học Trung Y Bắc Kinh (Trung Quốc).