Đây là hoạt động thuộc Chương trình phát triển thương mại miền núi,ảngbáhỗtrợpháttriểnthươngmạikinhtếmiềnnúihảiđảket qua tran argentina vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 (chương trình), theo Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Tại hội nghị, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương), cho hay kế thừa, phát huy những kết quả đã đạt được của chương trình trong giai đoạn 2015 - 2020, nhằm triển khai hiệu quả chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Công thương đã chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, kết nối bám sát mục tiêu và nội dung của chương trình.
Ý kiến từ các đại biểu, chuyên gia kinh tế cho rằng, mặc dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhưng trên thực tế, tiềm năng sản xuất hàng hóa của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo rất lớn bởi diện tích, vị trí địa lý trải dài từ Bắc tới Nam, từ miền núi đến hải đảo với nhiều sản vật được thiên nhiên ban tặng. Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển thương mại tại địa phương, Sở Công thương Bắc Kạn cho biết, trong giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn Bắc Kạn đã chú trọng triển khai thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy thương mại miền núi. Trong đó, tỉnh lồng ghép vào các chương trình phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc trưng, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của địa phương. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đã được thành lập từng bước thay đổi nhận thức, tư duy trong sản xuất, tạo ra sản phẩm có giá trị góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo. Hiện, Bắc Kạn có nhiều sản phẩm hình thành được thương hiệu, có chỉ dẫn địa lý, bảo hộ nhãn hiệu tập thể: Chỉ dẫn địa lý “Quýt Bắc Kạn”; nhãn hiệu tập thể “Gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn”, “Chè Shan tuyết Bằng Phúc”, “Miến dong Bắc Kạn ”. |