Các VĐV trẻ của tuyển vật Huế trong một buổi tập luyện Trẻ mà… kinh nghiệm Năm 2014,ànhcôngkhôngphụthuộcvàotuổitátin tuc bong da anh khi giành được 3 huy chương vàng, người hâm mộ tỉnh nhà đã đặt niềm tin vào độ chín của nhóm tuổi 18 - 20. Hai năm sau, tại giải vô địch vật trẻ toàn quốc tại Bắc Giang, lứa tuổi này giành đến 6 huy chương (4 HCV, 2 HCĐ) khi tranh tài với 22 đoàn trong cả nước. Thành tích chỉ là một chuyện, vấn đề khiến người hâm mộ ấn tượng là kinh nghiệm thi đấu của các VĐV. Ở lứa tuổi 18 - 20, các em tỏ ra chín chắn trong nhận thức và mạnh mẽ lúc tham dự giải. Mặc dù điều kiện tập luyện còn hạn chế so với nhiều đơn vị bạn nhưng VĐV vật Thừa Thiên Huế không hề “lép vế”. Thậm chí, trong danh sách những VĐV tham dự giải đấu nêu trên, có 2 VĐV Nguyễn Thị Huệ và Nguyễn Thị Mỹ Hạnh từng liên tục 4 năm giành HCV các giải vật của Đông Nam Á. Giải vô địch vật trẻ toàn quốc được xem như bước đệm cho hệ thống các giải lớn hơn như giải cúp, giải vô địch toàn quốc, xa hơn là các giải khu vực và quốc tế - những giải đấu mà cả giới chuyên môn lẫn người hâm mộ chưa “tự tin”. Tuy nhiên, thành tích hai giải nhì toàn đoàn nội dung vật tự do nữ và nam vừa qua đã đập tan sự nghi ngờ cho mười năm ươm mầm lứa tuổi trẻ, để các VĐV tiếp tục vươn xa ở các giải đấu tầm cỡ. Trưởng bộ môn Vật Thừa Thiên Huế Đinh Văn Kiên nhìn nhận, kinh nghiệm của VĐV chính là yếu tố quyết định đến thành công. Trong quá trình tập luyện và thi đấu, từng VĐV luôn biết tranh thủ cơ hội, tận dụng những lần cọ xát làm kinh nghiệm chuyên môn cho mình. Vượt khó Trong hệ thống giải toàn quốc, giải vô địch trẻ không phải là giải đấu khốc liệt nhất. Tuy nhiên, với Thừa Thiên Huế, đây được xem là giải đấu có phần bất lợi khi không có quá nhiều sự lựa chọn về lực lượng VĐV do khó khăn trong việc tuyển quân, đào tạo thế hệ kế cận, trong thời điểm chỉ tiêu tuyển chọn VĐV còn hạn chế. Nếu như Hà Nội, Quân đội, Hải Phòng, Bắc Giang... có tuyến 2 - 3 để tuyển chọn thì tại tỉnh nhà, huấn luyện viên phải đi đến tận các trường để tìm, hay nói cách khác là bắt đầu từ con số 0 và phải đào tạo từ A – Z. Hiện, bên cạnh tín hiệu đáng mừng là chế độ hỗ trợ VĐV được cải thiện thì điều kiện tập luyện của các VĐV vật còn là nỗi lo, nhất là yếu tố sân bãi và dụng cụ tập luyện chuyên biệt. Các VĐV hiện nay phải tập luyện trong điều kiện “liệu cơm gắp mắm”, xoay sở để phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, trong điều kiện còn thiếu thốn nhiều mặt, VĐV tỉnh nhà vẫn quyết tâm chịu khó, khát khao chiến thắng. Như lời các VĐV thường chia sẻ, ngoài đời có thể tập luyện vất vả nhưng khi thi đấu phải mạnh mẽ, gạt ra khỏi đầu mọi khó khăn, chỉ nghĩ về những tấm huy chương và vinh quang cho thể thao Thừa Thiên Huế. Bài, ảnh: LÊ HỮU PHÚC |