Phát tại hội nghị,Đẩymạnhtuyêntruyềnvềbxh hạng 2 tbn ông Triệu Minh Long - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Thông tin và Truyền thông) khẳng định trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn là một trong những quốc gia tham gia tích cực, chủ động và hiệu quả trong các cơ chế hợp tác của UNESCO.
Với vai trò là Thường trực Tiểu ban Thông tin thuộc Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, ông Triệu Minh Long cho rằng, hội nghị là cơ hội để cùng thông tin, trao đổi và thảo luận để nâng cao vị thế của Việt Nam trong UNESCO; quảng bá, phát huy được các di sản văn hóa và các khu công viên địa chất một cách bền vững, không chỉ cho thế giới mà cho chính người dân Việt Nam được hưởng lợi từ công tác này.
Chương trình hội nghị phổ biến các ưu tiên tuyên truyền về UNESCO và sự tham gia của Việt Nam trong UNESCO gồm 2 nội dung chính: Kế hoạch hoạt động và định hướng tuyên truyền về UNESCO trong năm 2023 của UBQG UNESCO Việt Nam và 4 Tiểu ban (Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, Văn hóa và Giáo dục); Bảo tồn và phát huy 7 Di sản tư liệu thế giới và khu vực của Việt Nam, Bảo tồn và phát huy giá trị tại các khu công viên địa chất toàn cầu để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.
Tại hội nghị, đại diện Ban thư ký và các tiểu ban của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam giới thiệu kế hoạch hoạt động và định hướng tuyên truyền về UNESCO trong năm 2023; một số hoạt động ưu tiên tuyên truyền của Tiểu ban Giáo dục, Tiểu ban Khoa học Xã hội, Tiểu ban Văn hóa và Tiểu ban Khoa học xã hội.
Thạc sĩ Vũ Thị Vân Anh - Ban Hợp tác quốc tế (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho biết, năm 2023, Tiểu ban Khoa học xã hội sẽ ưu tiên tuyên truyền 5 nội dung chính. Đó là:
1. Hội thảo chuyên môn thường niên của Tiểu ban Khoa học xã hội (dự kiến vào tháng 11/2023). Hội thảo này nhằm đóng góp về lĩnh vực khoa học xã hội nói chung và đặc biệt cho lĩnh vực đạo đức trong trí tuệ nhân tạo hay lĩnh vực về quyền tiếp cận giáo dục của những đối tượng dễ bị tổn thương.
2. Truyền thông các kết quả nghiên cứu về khoa học xã hội trong bảo tồn và phát huy các giá trị di sản nhằm tăng cường đẩy mạnh nghiên cứu bảo tồn và phát huy các giá trị di sản vật thể và phi vật thể đã được UNESCO công nhận.
3. Duy trì và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam. Từ đó, thúc đẩy tuyên truyền và vận động nhằm nâng cao nhận thức và vai trò của khoa học xã hội và nhân văn trong giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.
4. Chia sẻ thông tin và tư vấn chính sách trong quá trình hoạch định và định hình chính sách nhằm nâng cao nhận thức và vai trò của khoa học xã hội và nhân văn trong bối cảnh biến đổi xã hội không ngừng và đầy thách thức về những tác động của chiến tranh, dịch bệnh… đối với hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới.
5. Tăng cường phối hợp với các địa phương có di sản để đẩy mạnh nghiên cứu, quảng bá và phát huy các giá trị của các di sản được UNESCO công nhận ở Việt Nam.
TS. Phạm Thị Khánh Ngân - Phó trưởng phòng, Phòng Quản lý bảo tàng và di sản tư liệu, Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) cho biết, phương hướng hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu ở Việt Nam trong năm 2023 gồm 4 nội dung chính gồm:
1. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu, đưa di sản tư liệu hoà chung với di sản văn hoá vật thể và phi vật thể thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
2. Hoàn thiện hành lang pháp lý (bổ sung nội dung quản lý nhà nước về di sản tư liệu vào Luật Di sản văn hoá và các văn bản dưới Luật) tập trung: kiểm kê, thu thập, quản lý, xây dựng thẩm định các dự án, đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu.
3. Triển khai kế hoạch bảo vệ và phát huy đối với 9 di sản đã được ghi danh thế giới và khu vực, tiến tới xây dựng Danh mục quốc gia về di sản tư liệu, tạo nên các giá trị văn hoá tinh thần trong nước và lan tỏa quốc tế.
4. Góp tiếng nói của Việt Nam trong khu vực và thế giới đối với UNESCO việc chuyển từ Khuyến nghị thành Công ước bảo vệ di sản tư liệu đúng với tầm quan trọng của di sản này trong kho tàng di sản văn hoá nhân loại.
Việt Nam gia nhập UNESCO từ năm 1976, ngay sau khi thống nhất đất nước. Trong gần nửa thế kỷ qua, Việt Nam luôn tham gia tích cực, có trách nhiệm và thực hiện các cam kết quốc tế của mình để đóng góp thực chất, hiệu quả vào công việc chung của UNESCO.
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 9/2022, Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đánh giá Việt Nam là một thành viên rất quan trọng của UNESCO, mong muốn Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế về giáo dục, văn hóa, khoa học và thông tin-truyền thông của UNESCO cũng như tham gia giải quyết các vấn đề chung của thế giới.