当前位置:首页 > La liga

【kei nha cai】“Học mà chơi, chơi mà học”

Múa sạp,ọcmchơichơimhọkei nha cai đi hia bảy dặm, đi gáo dừa, múa gáo dừa, làm tò he... là các trò chơi dân gian hấp dẫn đang được Trường Tiểu học Him Lam, thành phố Vị Thanh, thực hiện. Từ hiệu quả của mô hình “Các trò chơi dân gian” của trường, Sở Giáo dục và Đào tạo đã công nhận mô hình tiêu biểu và nhân rộng trong năm học 2018-2019.

Học sinh hào hứng chơi múa sạp ngay tại sân trường.

Hấp dẫn các trò chơi dân gian

Đến thăm Trường Tiểu học Him Lam, điều dễ dàng nhận thấy là sự phấn khởi, vui tươi hiện rõ trên khuôn mặt của các em học sinh khi được chơi những trò chơi dân gian ngay tại sân trường. Không gian trở nên nhộn nhịp hơn bởi những nhóm học sinh nhảy dây, chơi ô ăn quan, múa sạp, đi gáo dừa… Em Hồ Phạm Minh Thy, học sinh lớp 5B, chia sẻ: “Những trò chơi dân gian giúp em cảm thấy tươi tắn, thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Đặc biệt chúng em được biết đến các trò chơi ngày xưa ông bà, cha mẹ em đã chơi. Hoạt động giúp em và bạn thắt chặt tình đoàn kết và hiểu nhau hơn”. Mô hình “Các trò chơi dân gian” ra đời từ những năm học trước nhưng đến năm học 2017-2018 mới được trường tập trung thực hiện và triển khai đồng bộ nhằm tạo ra sân chơi bổ ích, thiết thực cho học sinh để ngăn chặn các trò chơi vô bổ. 

Bà Trần Kim Tuyết, Hiệu trưởng nhà trường, bộc bạch: “Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các loại hình giải trí ngày càng phong phú, đa dạng, các trò chơi điện tử hiện đại trên máy vi tính, điện thoại di động… đang trở nên hấp dẫn với học sinh, đã kéo theo hệ lụy các loại hình văn hóa dân gian trở nên xa lạ đối với các em. Múa sạp, đi hia bảy dặm, đi gáo dừa, múa gáo dừa, làm tò he… là gì, cách chơi như thế nào không học sinh nào biết. Để duy trì nét đẹp truyền thống nhà trường đã tìm hiểu và thực hiện các trò chơi dân gian trong nhà trường”. Bằng sự quan tâm hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, sự nỗ lực chịu khó sưu tầm, tìm hiểu của các giáo viên chủ nhiệm, nhất là giáo viên tổng phụ trách đội của trường, cô Nguyễn Thị Vân Thu, mà đến nay mô hình không chỉ là phong trào, là một sáng kiến của năm học mà là một hoạt động thường niên, xuyên suốt trong quá trình học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh trường.

Để tìm các nguyên vật liệu làm trò chơi cho học sinh, nhà trường đã tranh thủ trưng dụng từ các nguyên vật liệu phế thải. Chẳng hạn như: chơi múa sạp mạnh thường quân đã tặng nhà trường tre, chơi múa gáo dừa, đi gáo dừa giáo viên đã xin gáo dừa từ các nhà chùa vào các dịp lễ… Qua bàn tay khéo léo của giáo viên, các trò chơi dân gian với nhiều màu sắc sinh động đã thu hút học sinh.

Mỗi ngày đến trường là một niềm vui

Em Nguyễn Ngọc Phương Linh, học sinh lớp 4A, chia sẻ: “Trước đây, em không biết chơi múa sạp, đi hia bảy dặm, chơi cờ chó… làm sao, nhưng bây giờ biết rồi em thích lắm. Các trò chơi này rất vui và cần sự khéo léo, phối hợp đồng đội rất nhiều. Đặc biệt, em thích nhất là được múa gáo dừa (nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer). Qua đó, giúp em biết và hiểu hơn những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Em thấy mỗi ngày đến trường là một niềm vui với em”.

Được biết, mô hình “Đồng diễn múa sân trường bằng gáo dừa theo nhạc dân tộc Khmer” cũng đã được trường thực hiện vào năm học 2016-2017 và đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen mô hình tiêu biểu và chọn nhân rộng trong ngành năm học 2017-2018. Cô Phan Ngọc Phượng, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A, thố lộ: “Từ khi triển khai các trò chơi dân gian tôi thấy trẻ ham học và học tích cực hơn. Điểm mừng là khi nghe phụ huynh các em nói con đã bỏ chơi game, thay vào đó là chơi trò chơi dân gian ngay tại sân nhà. Phụ huynh mừng lắm”.

Hiện tại ngoài thực hiện tiếp mô hình các trò chơi dân gian trong nhà trường, Trường Tiểu học Him Lam đang duy trì hiệu quả mô hình thư viện lưu động thân thiện với môi trường. Cô Nguyễn Thị Vân Thu, giáo viên tổng phụ trách đội của trường, cho biết: “Dự kiến trong tháng tới nhà trường sẽ cho các em làm tò he. Từ mô hình này sẽ giúp học sinh trang bị thêm nhiều kỹ năng sống như: làm việc nhóm, kỹ năng trình bày ý tưởng, phát huy tính sáng tạo. Với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” chúng tôi muốn tạo một môi trường học tập gần gũi và thân thiện cho học sinh”.

Trường Tiểu học Him Lam là điểm sáng trong việc thực hiện các mô hình vui chơi, học tập hiệu quả. Nhờ đó mà chất lượng dạy và học của trường luôn được duy trì. Hàng năm, 100% học sinh đều hoàn thành chương trình học. Trường là điểm sáng của phong trào viết chữ đẹp.

Bài, ảnh: CAO OANH

分享到: