Ngày 27-6,ỹNhậtEUđograveiWTOđiềutraTQvềđấthiếkết quả giao hữu các câu lạc bộ Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản đã gây thêm áp lực với Trung Quốc về quy định hạn chế xuất khẩu đất hiếm của nước này khi yêu cầu thành lập một ủy ban giải quyết tranh chấp ở Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Một xưởng khai thác đất hiếm tại Nội Mông, Trung Quốc |
“Bất chấp phán quyết của WTO vào đầu năm nay đối với vấn đề nguyên liệu thô, Bắc Kinh đã không có các bước cần thiết để dỡ bỏ việc hạn chế xuất khẩu. Chúng tôi lấy làm tiếc là không có giải pháp nào khác ngoài việc giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp pháp lý” - cao ủy thương mại EU Karel De Gucht nói trong một tuyên bố.
“Điều quan trọng là các công nhân và nhà sản xuất Mỹ được quyền tiếp cận bình đẳng và công bằng với những nguyên liệu thô như đất hiếm mà Trung Quốc đã đồng ý khi gia nhập WTO” - báo The New York Timesdẫn lời đại diện thương mại Mỹ Ron Kirk.
EU, Mỹ và Nhật Bản đã yêu cầu một cuộc gặp đặc biệt với ủy ban giải quyết tranh chấp dự kiến vào ngày 10-7 để thanh tra, kiểm tra các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc, theo trang chủ của WTO.
Trung Quốc đã bị xử thua kiện trong một vụ vào tháng 1 khi Mỹ, EU và Mexico khiếu nại về các biện pháp hạn chế nhập khẩu chín loại nguyên liệu thô của Bắc Kinh, trong đó có đất hiếm. Trung Quốc hiện kiểm soát hơn 90% nguồn cung đất hiếm rất cần cho các sản phẩm công nghệ cao, từ điện thoại di động, pin điện cho xe hơi tới tên lửa.
Ủy ban giải quyết tranh chấp của WTO, sau khi thành lập, sẽ có sáu tháng để đưa ra một báo cáo cho các bên liên quan. Các bên tranh chấp sau đó sẽ lại đưa ra lập luận với WTO dựa trên báo cáo đó.
(Theo TTO)