Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu,ựcđồngEUROcónguycơđốimặtvớikhủnghoảbongda kq ông Mario Draghi phát biểu trước báo chí. Trong những năm gần đây, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát với nỗ lực vực dậy nền kinh tế, đồng thời lập luận rằng chính sách tiền tệ vẫn ở trong ngưỡng giới hạn cho phép và chính phủ các nước thành viên đang thực sự cần sự giúp đỡ từ chính sách tiền tệ này.
Trong một bài phát biểu mới đây tại Diễn đàn Kinh tế Brussels, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, ông Mario Draghi đã khẳng định: "Chúng tôi sẽ không để lạm phát vượt quá tầm kiểm soát, đồng thời xét về dài hạn cũng sẽ tránh được những cú sốc nhất định về kinh tế mà chúng ta phải đối mặt. Nói một cách khác, chúng ta cần phải làm tất cả những gì để đảm bảo rằng sản lượng sẽ trở lại mức tiềm năng trước khi mức tăng trưởng thấp như hiện nay sẽ gây tổn thương lâu dài cho nền kinh tế".
"Có rất nhiều “động cơ” chính trị để trì hoãn cải cách cơ cấu nền kinh tế, nhưng rất ít trong số đó là những “động cơ” tốt đẹp. Thực tế, cái giá phải trả cho sự chậm trễ này là quá cao", ông Draghi tái khẳng định.
Khu vực đồng tiền chung EURO chỉ tăng trưởng khoảng 1,6 % trong năm ngoái với hàng loạt những sự hỗ trợ, kích thích kinh tế tăng trưởng từ ECB. Tuy nhiên, mức lạm phát dự kiến trong những năm tới đây cũng sẽ vẫn duy trì ở dưới mức mục tiêu của ECB, đạt xấp xỉ 2 %.
Ông Draghi cho biết, tăng trưởng thấp, dưới mức tiềm năng trong một khoảng thời gian quá dài sẽ làm giảm khả năng hồi sinh của nền kinh tế bởi vì sản lượng tăng đi kèm với năng lực phát triển của nền kinh tế tăng. Do đó, nếu sản lượng ở mức thấp, dưới mức sản lượng tiềm năng thì nền kinh tế vĩnh viễn phải đối mặt với mức tăng trưởng thấp.
Ông Draghi cũng nhấn mạnh thêm rằng: "Với những thiệt hại xảy ra với nền kinh tế do mức sản lượng tiềm năng thấp, chúng ta cần phải hành động dứt khoát để nâng cao mức sản lượng, nhằm hướng tới mức sản lượng tiềm năng".
Lựa chọn giữa những vấn đề cần phải cải cách, ông Draghi cho biết khu vực đồng EURO đang bị tụt lại phía sau về năng lực sáng tạo, đặc biệt là trong các lĩnh vực dịch vụ. Chính vì vậy, các quốc gia cần phải tận dụng nguồn nhân lực trong thị trường lao động của khu vực đồng EURO, dựa trên các chính sách kích thích thị trường lao động một cách hợp lý. |