Vốn đầu tư sản xuất điện đang là bài toán nan giải của ngành điện (Trong ảnh: Nhà máy điện gió Bạc Liêu) Trong – ngoài đều khó |
Ông Nguyễn Minh Duệ,ốnđầutưsảnxuấtđiệnTháchthứclớxếp hạng tay ban nha Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học năng lượng: Theo QHĐ VII, mỗi năm Việt Nam phải đầu tư khoảng 5 tỷ USD vào sản xuất điện, nhưng vừa rồi QHĐ VII HC dự báo nhu cầu giảm xuống nhưng đầu tư sản xuất điện lại tăng lên mức khoảng gần 10 tỷ USD/năm. Trong khi vốn cho ngành điện rất quan trọng, nhưng hiện nay nền kinh tế của Việt Nam vay vốn rất nhiều, nợ lớn, ngành năng lượng nói chung yêu cầu vốn khủng. Vì thế, theo tôi cần phải xem xét lại tính khả thi của QHĐ VII HC”. | |
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến năm 2030 hiệu chỉnh (QHĐ VII HC) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18-3-2016. Theo QHĐ VII HC, tổng công suất các nguồn điện vào năm 2020 phải đạt khoảng 60.000 MW, đến năm 2025, tổng nguồn điện phải đạt được là 96.500 MW và năm 2030 là 129.500 MW. Để đạt được mục tiêu này, tổng vốn đầu tư cho nguồn và lưới điện giai đoạn 2016-2030 là khoảng 148 tỷ USD tương đương 9,8 tỷ USD/năm (không tính các nguồn điện đầu tư theo hình thức BOT, điện nguyên tử). Trong đó chỉ tính riêng giai đoạn 2016-2020 là khoảng 40 tỷ USD, tương đương mỗi năm ngành điện cần 8 tỷ USD để xây dựng nguồn và lưới điện, trong đó tỷ trọng dành cho nguồn điện chiếm 60%, lưới truyền tải chiếm 30%. Đây thực sự là một con số khiến cho ngành điện phải đau đầu, bởi Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về vốn cho sản xuất điện. Hiện nay, ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất điện còn có các DN khác như Tập đoàn Dầu khí (PVN) , Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV) và một số DN như Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Lilama… cũng tham gia với các loại hình thủy điện, nhiệt điện, điện tái tạo... Để triển khai một dự án điện, chủ đầu tư phải có 30% vốn đối ứng, phần vốn còn lại là vốn vay từ các ngân hàng, các tổ chức nước ngoài. Tuy nhiên, vốn tự có của các nhà sản xuất điện "trông" từ lãi hàng năm và khấu hao tài sản, con số này lại quá nhỏ so với tổng nguồn vốn của một dự án điện. Nói về những khó khăn khi thu xếp vốn đầu tư dự án điện, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết, để xây một nhà máy nhiệt điện than công suất 1.200 MW cần tổng vốn đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD. Với tỷ lệ vốn đối ứng của DN khi đầu tư thực hiện dự án là 30% thì cần tới khoảng 700 triệu USD, tương đương 14.000 tỷ đồng. EVN mỗi năm chỉ lãi khoảng 4.000 tỷ đồng, chưa đủ vốn đối ứng cho 1 dự án, trong khi mỗi năm có khá nhiều dự án được triển khai. Về nguồn vốn vay của các tổ chức nước ngoài, ông Ngãi cho rằng, trước đây khi đang là nước nằm trong ngưỡng quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp thì Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi từ nguồn vốn ODA trong đó đóng góp nhiều nhất là ODA của Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)…, nhưng từ khi Việt Nam đã thoát được ngưỡng này thì nguồn vốn này không còn, nếu còn thì rất ít, chủ yếu dành cho điện nông thôn, vùng sâu vùng xa với khoảng vài trăm triệu USD/năm, trong khi trước đây là vài tỷ USD/năm. Ông Ngãi cũng cho biết, nguồn vốn này có nhiều ưu đãi, thời gian vay dài hơn, ân hạn dài hơn, lãi suất thấp hơn, nhưng phải đối mặt với nguy hiểm là biến động về tỷ giá do vay ngoại tệ chủ yếu là USD và vay dài hạn. Ngành điện thời gian qua mất mấy chục ngàn tỷ đồng cho việc tăng tỷ giá, nhưng không có cách nào khác vì muốn vay vốn nguồn lớn chỉ có cách vay nước ngoài. Theo GS - Viện sĩ Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điện lực Việt Nam, câu chuyện vốn đầu tư cho điện là vấn đề lâu đời, khi nhu cầu tăng trưởng càng nhanh thì bức xúc càng lớn. Việc huy động vốn từ các đơn vị ngoài ngành điện mấy năm gần đây Việt Nam làm tương đối tốt, song theo ông Long, phần lớn vẫn phải trông chờ vào nguồn vốn vay, đầu tư của nước ngoài. Tuy nhiên, câu chuyện này lại liên quan đến giá điện, làm sao để giá điện Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài là vấn đề rất khó khăn vì giá điện của Việt Nam còn thấp, chưa đủ sức hấp dẫn. Để kêu gọi đầu tư, nhiều nước đã tiến hành thị trường hóa, tự do cạnh tranh, Việt Nam đã thực hiện trong những năm gần đây nhưng rất chậm chạp, nhiều mốc chậm so với lộ trình dự kiến. Để doanh nghiệp tự xoay xở Theo ông Trần Đình Long, để tạo nguồn vốn cho sản xuất điện, cần phải cổ phần hóa nhanh các công ty phát điện, đồng thời thu hút đầu tư của các thành phần khác ngoài EVN. Trên thực tế, để đạt được mục tiêu của QHĐ VII HC, Chính phủ đã đặt ra một số giải pháp như đẩy mạnh cổ phần hóa các tổng công ty, công ty phát điện thuộc EVN, PVN và TKV, từng bước tăng khả năng huy động tài chính nội bộ trong các doanh nghiệp ngành điện thông qua các giải pháp: Nâng cao hiệu quả, hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp ngành điện, bảo đảm có tích luỹ, đảm bảo tỷ lệ vốn tự có cho đầu tư phát triển theo yêu cầu của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế, tiến tới nguồn huy động vốn chính cho các công trình điện là vốn tự tích luỹ của các DN… Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tính tới phương án tăng cường huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu trong và ngoài nước để đầu tư các công trình điện, trong giai đoạn đầu, Nhà nước bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các dự án điện trọng điểm, cấp bách. Theo dự báo, từ nay đến 2030 tốc độ tăng trưởng của ngành điện là trên 10% cho nên vốn đầu tư cũng tăng tương tự, vào khoảng 12-13 tỷ USD/năm. Nếu không đảm bảo uy tín quốc tế sẽ khó vay vốn, tiến độ dự án sẽ chậm dẫn đến thiếu năng lượng. Bên cạnh đó, hiện nay, tổng mức đầu tư dự án điện cũng đã tăng cao so với trước. Nếu trước đây một nhà máy nhiệt điện 1.200 MW cần 1,8 tỷ USD thì con số này hiện nay lên tới 2,5 tỷ USD, chưa nói đến loại hình điện gió, điện mặt trời, do đó gánh nặng về vốn cho phát triển điện là rất cao. Theo ông Trần Viết Ngãi, để tạo nguồn vốn cho đầu tư sản xuất điện, chỉ có một con đường là các DN tự xoay xở. Nhà nước chỉ giúp bảo lãnh cho hồ sơ vay vốn. Tuy nhiên, về lâu dài, ông Ngãi cho rằng một trong những biện pháp Việt Nam cần lưu ý đó là phải hướng tới hai mục tiêu quan trọng, vừa phát triển vừa tiết kiệm bằng đổi mới công nghệ. Hiện nay Việt Nam đang có công nghệ lạc hậu, thiết bị lạc hậu, quản lý lạc hậu nên mới dẫn đến không tiết kiệm năng lượng, cụ thể là từ 2010-2015 tốc độ tăng trưởng điện năng (sản lượng và đầu tư xây dựng) đều trên 10%, gần gấp đôi tăng trưởng GDP. “Đầu tư sản xuất điện là đòi hỏi tất yếu của cuộc sống, tuy nhiên, nếu tiết kiệm điện thì đầu tư sẽ nhẹ đi, lãng phí từng nào thì gánh nặng càng lớn từng đó”, ông Ngãi kiến nghị. |