【league uc】Đề xuất sử dụng kết dư Quỹ BHXH hỗ trợ người lao động
Bộ trưởng Bộ Lao động,ĐềxuấtsửdụngkếtdưQuỹBHXHhỗtrợngườilaođộleague uc thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung tại nghị trường. |
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sử dụng kết dư của các Quỹ bảo hiểm xã hội ngắn hạn để hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động.
Vấn đề được đại biểu nêu quỹ bảo hiểm xã hội kết dư lớn, cần giảm mức đóng và hỗ trợ cho người lao động cũng như doanh nghiệpđang gặp khó khăn. Ngoài ra cần nghiên cứu quy định giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức được hưởng tính toán phù hợp, nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi có số năm tham gia bảo hiểm xã hội thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội.
Giải trình sau đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói, ở Việt Nam bảo hiểm xã hội còn non trẻ, song đã có một bước phát triển tương đối nhanh, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Việt Nam đã triển khai 8/9 loại hình chính sách bảo hiểm xã hội, đến nay quỹ bảo hiểm xã hội đã trở thành một quỹ tài chínhngoài ngân sách nhà nước có quy mô lớn nhất bên cạnh ngân sách nhà nước.
Quy mô quỹ thời gian qua có một bước phát triển rất nhanh, nếu năm 1998 là năm đầu kết dư mới có 7500 tỷ thì đến hết năm 2020, quy mô đầu tưđã tăng gấp 120 lần, tức là kết dư hiện nay gần 1 triệu tỷ và tốc độ tăng trưởng bình quân năm sau cao hơn năm trước là 20%, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, các quỹ ngắn hạn cơ bản vừa đáp ứng được các mục tiêu, các chính sách nhưng đến nay kết dư tương đối an toàn trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến đời sống người lao động và chủ sử dụng lao động.
Bộ trưởng cũng cho biết, sau khi báo cáo với cấp có thẩm quyền và được sự đồng ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành 5 nghị quyết và các quyết định liên quan, trong đó có nhiều chính sách liên quan đến hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động từ kết dư các quỹ bảo hiểm xã hội với tổng mức hỗ trợ trên 50.000 tỷ. Trong đó 30.000 tỷ là tiền, còn lại hơn 20.000 tỷ từ việc miễn, giảm các chính sách, miễn đóng, giảm đóng và cho phép chậm đóng bảo hiểm. Kết quả đó đã thực sự đem lại những kết quả thiết thực và nhận được sự ủng hộ, đồng tình của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Ông Dung khẳng định, bảo hiểm xã hội đến nay thực sự đã từng bước trở thành trụ cột của lưới an sinh xã hội, đã góp phần nâng cao khả năng chống chịu, phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho người lao động trong quá trình tham gia lao động.
Tiếp thu đóng góp của các đại biểu về những hạn chế thời gian qua trong triển khai chính sách bảo hiểm xã hội, Bộ trưởng cho biết, Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ khẩn trương đề xuất Quốc hội xem xét, sửa đổi một cách căn cơ Luật Bảo hiểm xã hội, Luật việc làm.
Cụ thể hơn, ông Dung thông tin là cuối tháng 10 này, Chính phủ sẽ bàn về nội dung Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản như đại biểu nêu, như phát triển hệ thống xã hội đa tầng, sửa đổi giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội mức tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm và tiến tới có thể là 10 năm và phát triển nguyên tắc bảo hiểm theo hướng đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng công bằng, bình đẳng, và làm sao mà phát triển bền vững.
Ngoài ra sẽ điều chỉnh hưởng chính sách bảo hiểm xã hội một lần, đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc an toàn, bền vững và hiệu quả. Trước mắt tập trung đổi mới công tác tuyên truyền để lao động khi bước vào thị trường mới hiểu, đồng tình và chủ động tham gia, dần dần hình thành văn hóa an sinh trong mọi người lao động, như kinh nghiệm các nước phát triển.
Thời gian tới cũng sẽ sử dụng các quỹ ngắn hạn đúng mục đích, tăng quyền lợi cho người lao động. Nghiên cứu, điều chỉnh, phát huy kết dư trong hỗ trợ thúc đẩy thị trường lao động, xây dựng các chính sách hấp dẫn người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và cuối cùng là tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo.
Bộ trưởng cũng đề xuất Quốc hội tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc triển khai chính sách. Đề xuất tiếp theo là giao cho Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sử dụng kết dư của các Quỹ bảo hiểm xã hội ngắn hạn để hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng đại dịch và các yếu tố rủi ro.
(责任编辑:World Cup)
- Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- VIB quý 1: Lợi nhuận 2.700 tỷ, tăng trưởng 18%, đang trả cổ tức 35%
- Vì sao 140 triệu cổ phiếu ngân hàng LienVietPostBank ế ẩm, phải hủy đấu giá?
- 10/10 bồn thuộc Kho xăng dầu Đình Vũ đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan
- Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh bị truy thu và phạt gần 300 triệu đồng tiền thuế
- Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam
- Thu hút vốn FDI vào sản xuất công nghiệp hỗ trợ: Làm sao hiệu quả?
- Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- Hải quan Thanh Hóa thu ngân sách đạt mốc mới hơn 14.225 tỷ đồng
- Bứt tốc trong 30 ngày, ngành Thuế Cần Thơ hoàn thành nhiệm vụ thu năm 2023
- Hải quan Yên Phong thu ngân sách tăng hơn 34%
- Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 có bị ảnh hưởng bởi bão Saola?
- Quảng Ngãi kỳ vọng tăng thu xuất nhập khẩu từ các dự án lớn
- Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- Cục Thuế Quảng Bình công khai danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế
- Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa có thêm phó cục trưởng
- Nhiều giải pháp tăng hiệu quả quản lý thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
- Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- Tuyên Quang: Năm 2024 tập trung chống thất thu thuế lĩnh vực có rủi ro cao