您的当前位置:首页 > Thể thao > 【ty so uc】"Biết mình biết người," vượt qua khủng hoảng 正文

【ty so uc】"Biết mình biết người," vượt qua khủng hoảng

时间:2025-01-25 11:50:35 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Kiểm nghiệm thuốc tại Công ty CP Dược Hậu Giang.Ảnh: S.T. “Mỗi lĩnh vực đều có chuyên gia riêng, vì ty so uc

quotbiet minh biet nguoiquot vuot qua khung hoang

Kiểm nghiệm thuốc tại Công ty CP Dược Hậu Giang.Ảnh: S.T.

quotbiet minh biet nguoiquot vuot qua khung hoang
“Mỗi lĩnh vực đều có chuyên gia riêng, vì vậy chỉ nên kinh doanh cái gì mà bạn thực sự am hiểu, khi đó, thành công chắc chắn sẽ đến”
quotbiet minh biet nguoiquot vuot qua khung hoang

TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP.HCM.

Trong những năm gần đây, có thể thấy bất động sản là ngành chịu tác động nặng nề nhất từ khủng hoảng kinh tế. Là DN chuyên cung cấp sản phẩm trần và vách ngăn cho các công trình xây dựng, Công ty CP Công nghiệp Vĩnh Tường cũng không thoát khỏi khó khăn chung của ngành khi cuộc khủng hoảng kinh tế ập đến vào năm 2008. Sớm nhận diện được khó khăn, ban lãnh đạo công ty đã chủ động thay đổi chiến lược kinh doanh nhằm mục tiêu xoay chuyển tình thế. Giải pháp mà Vĩnh Tường đưa ra chính là cung cấp giải pháp xây dựng phù hợp với túi tiền của mọi đối tượng, song song với việc cung cấp các sản phẩm truyền thống.

Ông Trần Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty Vĩnh Tường chia sẻ: “Lúc khó khăn, nhiều người có thể không xây nhà, nhưng sửa nhà thì vẫn phải làm”. Vì thế, Vĩnh Tường đã hướng mục tiêu từ nhóm khách hàng đại lý sang những người trực tiếp sử dụng sản phẩm như nhà thầu, kiến trúc sư, chủ nhà và cả những khách hàng ở vùng nông thôn… Nhờ đó, đầu ra của các sản phẩm Vĩnh Tường đã được duy trì ổn định.

Thế nhưng, khó khăn vẫn chưa dừng lại ở đó khi hầu hết khách hàng có xu hướng chọn lựa những sản phẩm có giá rẻ. Lúc này, Vĩnh Tường lại tiếp tục đưa ra một quyết định táo bạo, đó là công ty đầu tư cho những sản phẩm đạt chuẩn quốc tế, đồng thời đa dạng hóa hoạt động kinh doanh xung quanh năng lực cốt lõi. Theo chia sẻ của ông Huy, chất lượng sản phẩm chính là yếu tố then chốt để chinh phục khách hàng. Theo đó, những thay đổi này đã mang về cho Vĩnh Tường nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, từ năm 2005 đến năm 2010, doanh thu của công ty tăng trưởng tới 5 lần, ngay cả trong cuộc khủng hoảng năm 2008, công ty vẫn đạt tăng trưởng trên 70%.

Đầu tư cho chất lượng sản phẩm cũng chính là hướng đi mà Công ty Hexagon Technology chọn lựa trong giai đoạn kinh doanh khó khăn. Cụ thể, là công ty chuyên cung cấp các nguyên liệu cho ngành gốm sứ, những năm trước đây công ty chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, khi kinh tế suy thoái, phân khúc bình dân gặp khó trong khâu tiêu thụ, do đó, công ty đã chuyển hướng tới các phân khúc cao cấp hơn nhằm tiếp cận thị trường châu Âu. Tuy nhiên, thị trường này luôn rất khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm, cụ thể như sản phẩm không có chì, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe… trong khi nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc không đáp ứng được những yêu cầu này.

quotbiet minh biet nguoiquot vuot qua khung hoang
Sản phẩm tôn Hoa Sen. Ảnh: S.T

Trước tình hình đó, ban lãnh đạo công ty đã quyết liệt thay đổi, chuyển sang nhập khẩu nguyên liệu cao cấp từ các nước châu Âu. “Chính nhờ vậy nên hiện nay, Hexagon Technology đã trở thành nhà cung cấp cho nhiều DN tên tuổi trong ngành gốm sứ Việt Nam như Minh Long, Hoàng Gia, Mỹ Đức…” – ông Nguyễn Minh Trung, Tổng giám đốc công ty chia sẻ.

Câu chuyện của Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen cũng cho thấy những bước phát triển thần kỳ bất chấp khủng hoảng. Đặt mục tiêu xuất khẩu ngay từ những ngày mới thành lập, Hoa Sen đã có những chiến lược phù hợp nhằm đưa sản phẩm của mình vươn xa ra nhiều nước. Ông Vũ Văn Thanh, Phó Tổng giám đốc Hoa Sen phân tích: “Trung Quốc, Úc và Nhật Bản là ba cường quốc có công nghệ và sản lượng thép hàng đầu thế giới. Cạnh tranh với họ là rất khó bởi chất lượng thì mình có, nhưng chưa chắc thắng được. Vì thế, Hoa Sen đã chọn chiến lược cạnh tranh về giá và thời gian giao hàng.

Kết thúc niên độ tài chính 2012-2013, Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục khẳng định vị thế số 1 trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh tôn mạ tại Việt Nam với trên 40% thị phần và là doanh nghiệp xuất khẩu tôn hàng đầu Đông Nam Á. Doanh thu đạt 11.772 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 580 tỷ đồng, tăng ấn tượng 58% so với niên độ trước và hoàn thành xuất sắc 145% kế hoạch.

Trong thời gian tới, Tập đoàn Hoa Sen đề ra chiến lược từng bước chinh phục mục tiêu “3 số 1”, đó là: sản lượng tiêu thụ 1 triệu tấn, doanh thu 1 tỷ USD và lợi nhuận sau thuế l.000 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, Tập đoàn Hoa Sen không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng quy trình sản xuất kinh doanh khép kín thông qua việc triển khai giai đoạn 2 của Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ, một trong những dự án đầu tư có quy mô lớn nhất Đông Nam Á trong lĩnh vực tôn thép. Dự kiến, một loạt các dây chuyền sản xuất sẽ lần lượt đi vào hoạt động trước thời điểm tháng 9-2014.

Trong khi nhiều DN sa vào vũng lầy đầu tư đa ngành thì Công ty CP Dược Hậu Giang vẫn kiên định với ngành nghề chính của mình. Theo quan điểm của bà Phạm Thị Việt Nga – Chủ tịch Hội đồng quản trị Dược Hậu Giang, bí quyết thành công trong kinh doanh chính là chọn ngành mà mình có tay nghề tốt nhất, tâm huyết nhất để nuôi dưỡng và phát triển.

Từ lâu, ngành dược luôn được xem là “miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, với việc áp dụng quy định về đấu thầu thuốc vào các cơ sở y tế theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC từ tháng 6-2012, các DN dược trong nước cũng rơi vào cảnh lao đao. Theo Thông tư 01, những sản phẩm tham gia cùng gói thầu đạt điểm tiêu chuẩn kỹ thuật trên mức điểm sàn và có giá thấp nhất sẽ trúng thầu. Do đó, phần lớn các doanh nghiệp trong nước gặp bất lợi khi mặt bằng giá bán tương đối cao hơn do đầu tư nhiều về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng thuốc, thương hiệu… Cùng với đó, việc Bộ Y tế quản lý giá bán thuốc của các DN cũng khiến các DN không thể linh động điều chỉnh giá bán khi giá nguyên liệu đầu vào biến động mạnh.

Trước tình hình trên, Công ty CP Dược Hậu Giang đã khai thác lợi thế từ hệ thống bán hàng phủ rộng khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước với 12 công ty con. Các kênh bán hàng của Dược Hậu Giang cũng khá đang dạng, từ quầy thuốc tại các bệnh viện lớn đến các hiệu thuốc nhỏ tại các vùng nông thôn, tuy nhiên, kênh thương mại vẫn là định hướng chủ đạo của Dược Hậu Giang trong suốt quá trình phát triển khi chiếm đến 84% cơ cấu doanh thu qua các năm.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong khó khăn luôn có những cơ hội cho những DN nhạy bén và biết nắm bắt kịp thời. Chỉ cần hiểu rõ nguồn lực của mình cũng như bối cảnh thị trường, DN sẽ có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, quyết định sự thành công của công ty.

Nguyễn Hiền