Tuy nhiên,ỡvướngtrongtriểnkhaibảohiểmbảolãkết quả lyon hôm nay đến nay chỉ có BIC và SGI có doanh thu từ nghiệp vụ này, với doanh số chưa đến 0,1% tổng doanh thu phí thị trường BH phi nhân thọ. Nhiều đề xuất đã được đưa ra kỳ vọng sớm tăng trưởng doanh thu BHBL trong thời gian tới.
Doanh thu khiêm tốn
Báo cáo tại Hội thảo BHBL – kinh nghiệm của Hàn Quốc do Trung tâm nghiên cứu và đào tạo BH phối hợp với SGI tổ chức, mới đây tại Hà Nội cho thấy, thị trường phí bảo lãnh hàng năm ước đạt khoảng hơn 5,8 nghìn tỷ đồng; trong đó các ngân hàng thương mại chi phối gần như tuyệt đối, với thị phần khoảng 99,5%, các DNBH chỉ chiếm khoảng 0,5% thị phần (ước gần 30 tỷ đồng).
BHBL là hoạt động kinh doanh BH. Theo đó, DNBH, chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài chấp nhận rủi ro của người được bảo lãnh, trên cơ sở người được bảo lãnh đóng phí BH; DNBH, chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.
Cụ thể, năm 2017, doanh thu phí BHBL gốc của các DNBH phi nhân thọ chỉ đạt 28 tỷ đồng, chiếm 0,07% tổng phí BH thị trường phi nhân thọ. 9 tháng đầu năm 2018, doanh thu phí BHBL gốc ước đạt 31,2 tỷ đồng, chiếm 0,09% tổng phí BH phi nhân thọ (9 tháng ước đạt 33.900 tỷ đồng).Chia sẻ tại hội thảo, bà Choi Ji Yoeng, Giám đốc phát triển sản phẩm SGI Hà Nội cho biết, luật pháp Hàn Quốc đưa ra những cơ sở pháp lý cho BHBL như là sự đảm bảo pháp lý. Doanh thu BHBL tăng đều hàng năm, riêng năm 2017, tổng số tiền bảo lãnh của SGI là 257 tỷ USD, chiếm 23,9% thị phần của thị trường BHBL tại Hàn Quốc.
Phát biểu tại hội thảo, đại diện các DNBH cho rằng, tốc độ tăng trưởng doanh thu BHBL tại thị trường Việt Nam rất chậm chạp có nguyên nhân từ cả chính sách và kinh nghiệm phát triển thị trường.
Thực tế, năm 2014, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 68/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh BH, trong đó quy định BHBL là hoạt động kinh doanh BH và các DNBH có thể thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo quy định. Tuy nhiên ở Việt Nam do thói quen sử dụng bảo lãnh ngân hàng nên việc cấp đơn bảo lãnh cần cho các loại hợp đồng đều do ngân hàng thực hiện, các DNBH còn thiếu kinh nghiệm quản lý rủi ro, đánh giá tín nhiệm… nên mức độ quan tâm tới nghiệp vụ BHBL còn thấp.
Đại diện Cục Quản lý, giám sát BH Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh, BHBL là nghiệp vụ BH mới, DNBH chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có đủ thông tin đánh giá tín nhiệm của bên mua BH. Trong khi đó, chính sách về BH tại Luật Bất động sản, Luật Đấu thầu, Luật Hải quan… chưa đề cập đến BHBL.
Cần cơ sở pháp lý đồng bộ
Tại hội thảo, đại diện cơ quan quản lý và các DNBH đã chia sẻ các nội dung liên quan đến các loại hình sản phẩm BHBL; vai trò của BHBL trong sự phát triển của nền kinh tế; thực trạng và triển vọng phát triển của BHBL tại Việt Nam…
Thực tế, vai trò của BHBL là góp phần ổn định tài chính cho các tổ chức, cá nhân; khơi thông nguồn vốn cho các doanh nghiệp; góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước và hội nhập (các dự án PPP, các công trình xây dựng; các khoản nợ chính phủ; đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa…). Ưu điểm của BHBL là không cần hạn mức tín dụng, tài sản đảm bảo, DNBH sẽ đánh giá và phân tích năng lực và khả năng tài chính của khách hàng, tính khả thi của việc thực hiện các cam kết khi cấp đơn BH; khách hàng chỉ phải nộp một khoản phí. Đồng thời, BHBL có thể chuyển giao rủi ro thông qua phương thức tái BH, đáp ứng nhu cầu bảo lãnh trong đầu tư, phát triển; quy trình cấp BHBL nhanh gọn, thủ tục đơn giản…
Đề xuất giải pháp để phát triển BHBL tại Việt Nam, ông Jeong Beom Soon, Giám đốc chi nhánh SGI Hà Nội cho rằng, triển vọng của thị trường BHBL Việt Nam là rất lớn khi sửa Luật Đấu thầu và cho phép BHBL là công cụ đảm bảo chính thức đối với các dự án có vốn nhà nước. Hiện Luật Đấu thầu quy định về quy trình ký kết hợp đồng thực hiện các dự án có vốn của nhà nước nhưng chỉ quy định đơn bảo lãnh ngân hàng và tiền mặt ký quỹ đặt cọc là công cụ đảm bảo mà chưa cho phép thư BHBL là công cụ đảm bảo. Theo đó, cần tạo nền tảng để phát triển sản phẩm BHBL thông qua việc bổ sung quy định này trong Luật Đấu thầu.
“Theo đó, ước tính tổng nhu cầu BHBL của Việt Nam đến năm 2030 đạt khoảng 1.075 triệu tỷ đồng (chưa bao gồm các dự án có vốn tư nhân), giả định sau năm 2018 tăng trưởng hàng năm là 8% thì ước tính doanh thu phí BHBL đến năm 2030 ước khoảng 7.052 tỷ đồng”, ông Jeong Beom Soon chia sẻ.
Bên cạnh đó, để thúc đẩy sự phát triển BHBL, DNBH cần xác lập độ tin cậy và tính minh bạch của báo cáo tài chính, như vậy có thể đánh giá được mức độ tín nhiệm của khách hàng, đồng thời các DNBH cũng cần thiết lập phương pháp đánh giá tín nhiệm khách hàng, để đẩy mạnh phát triển sản phẩm BHBL.
Đại diện cơ quan quản lý về BH cho biết thêm, với tính tiện dụng của BHBL so với bảo lãnh ngân hàng, tiềm năng phát triển của loại hình BHBL tại Việt Nam là rất lớn. Hiện nay, Chính phủ đang giao Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) nghiên cứu việc áp dụng Hệ thống bảo lãnh thông quan tại Việt Nam. Khi áp dụng Hệ thống bảo lãnh thông quan, DNBH sẽ tham gia cấp bảo lãnh, đây là một cơ hội cho BHBL phát triển...
Hồng Chi