【soi kèo jordan】Belarus nâng cao vai trò của cơ quan Hải quan trong quản lý biên giới
Trước đây, theo nguyên tắc “ranh giới kiểm soát thứ nhất và thứ hai”, khi làm thủ tục chứng nhận nhập cảnh, nếu cơ quan Hải quan có lý do để từ chối nhập cảnh hoặc xuất cảnh của một người, hàng hóa hoặc phương tiện thì vẫn phải yêu cầu sự trợ giúp của lực lượng biên phòng.
Tương tự, nếu cơ quan Hải quan cho rằng cần phải tiến hành kiểm soát kỹ lưỡng hơn đối tượng nhập cảnh và cần sử dụng những kiến thức và kỹ năng đặc biệt, thì cơ quan Hải quan phải yêu cầu sự can thiệp của lực lượng biên phòng để làm việc này.
Khi đó, người, hàng hoá và phương tiện bị kiểm tra phải di chuyển vào khu vực quy định theo thẩm quyền của Uỷ ban Biên giới Quốc gia để không cản trở việc lưu thông hàng hoá, phương tiện thương mại.
Với mục tiêu cải cách, đơn giản hoá thủ tục tại biên giới, chính phủ Belarus đã xây dựng kế hoạch rà soát, điều chỉnh lại nhiệm vụ của cơ quan Hải quan. Cụ thể, chính sách này đã được ban hành kèm theo một kế hoạch thí điểm cho phép Hải quan Belarus thực hiện tất cả các chức năng do lực lượng biên phòng đảm nhiệm trước đây tại ba trạm kiểm soát nằm trên biên giới giữa Belarus với Ba Lan, Lithuania và Latvia từ ngày 01/1/ 2019 và tiếp theo đó là tại một trạm kiểm soát biên giới tiếp giáp với Ukraine từ tháng 3/2021.
Những nhiệm vụ mới mà Hải quan Belarus được giao từ thời điểm chuyển giao bao gồm: kiểm soát sự di chuyển của người và phương tiện qua biên giới quốc gia; kiểm tra giấy tờ tùy thân và thị thực; thực hiện đánh giá trực quan về tình trạng sức khỏe của các cá nhân như một phần của việc thực hiện kiểm soát vệ sinh và kiểm dịch; giám sát sự tuân thủ của công dân nước ngoài và người không quốc tịch đối với các quy định về cư trú của người nước ngoài và chế độ thị thực; và kiểm soát xem chủ phương tiện có ký hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự hay không.
Để đảm bảo thực hiện đúng quy định các nhiệm vụ trên, Hải quan Belarus đã được ủy quyền hợp pháp để ngăn chặn hành vi vượt biên trái phép, tiếp nhận, nhập thông tin vào các giấy tờ mà cá nhân phải xuất trình khi xuất nhập cảnh và xác nhận tính xác thực của hoạt động khai báo nhập cảnh.
Ngoài ra, nhân viên Hải quan làm việc tại các đơn vị cửa khẩu nêu trên được quyền sử dụng các thiết bị, công cụ hỗ trợ mới như được cấp quyền truy cập cơ sở dữ liệu và phân tích, đánh dữ liệu của người và phương tiện hay được cử tham gia các chương trình đào tạo do Uỷ ban Biên giới Quốc gia tổ chức.
Trong thời gian tới, danh sách các cửa khẩu nơi công chức Hải quan được tăng cường thẩm quyền kiểm soát biên giới sẽ tiếp tục được kéo dài. Phạm vi thực thiện nhiệm vụ mới sẽ được triển khai tới các trạm kiểm soát nằm trên tuyến biên giới với Litva từ tháng 9/2021 và trên tuyến biên giới với Ukraine vào năm 2022.
Việc chuyển giao chức năng kiểm soát biên giới cho các nhân viên Hải quan giúp giảm đáng kể thời gian cần thiết cho các hoạt động kiểm tra và kiểm soát tại các điểm kiểm soát ở cửa khẩu, cũng như giúp hoạt động vận tải được thuận lợi và nhanh chóng hơn. Ví dụ: các hãng vận tải từ Belarus vào Ba Lan thông qua trạm kiểm soát "Kozlovichi" đã giảm được 35% thời gian trung bình làm thủ tục trong năm 2019 so với năm 2018.
Ủy ban Hải quan Quốc gia Belarus không ngừng nỗ lực để cải cách các thủ tục thương mại và giảm thiểu các rào cản về thủ tục và hành chính để tạo thuận lợi cho sự di chuyển của hàng hóa và hành khách. Việc chuyển giao các chức năng kiểm soát biên giới từ các lực lượng khác cho Hải quan các nước là một bước tiến quan trọng khác nhằm làm cho hoạt động kinh doanh trở nên dễ dàng hơn thông qua việc tăng cường phối hợp quản lý biên giới.
相关推荐
- Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
- Hỗ trợ 500.000 đồng không đủ để người dân mua smartphone khi tắt sóng 2G
- Cách sửa lỗi micro iPhone không hoạt động
- Chỉ trong 1 tháng phát hiện 28 website giả mạo ngân hàng
- Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- Rủi ro khi nhận mã OTP qua tin nhắn SMS
- Samsung bị chê 'trơ trẽn' khi sao chép đồ Apple
- Yêu cầu Youtube đảm bảo quyền lợi nội dung số cho doanh nghiệp Việt Nam