【bongdaney】Tạo cầu nối để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực

Quang cảnh buổi tiếp và làm việc 

Thông tin tại buổi tiếp cho thấy, các hoạt động hợp tác giữa Thừa Thiên Huế và các đối tác của 4 nước New Zealand, Canada, Na Uy và Thụy Sỹ (gọi tắt là G4) thời gian qua chủ yếu tập trung ở lĩnh vực hỗ trợ cộng đồng thông qua các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. 

Đối với Canada, quan hệ hợp tác  tập trung vào lĩnh vực văn hóa, giáo dục đào tạo, bình đẳng giới, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản. Hoạt động hợp tác giữa Thừa Thiên Huế với Na Uy chủ yếu tập trung hỗ trợ phát triển cộng đồng… Đối tác New Zealand là các lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo cho người nghèo và người khuyết tật, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, giáo dục và đào tạo. Riêng Thụy Sỹ hợp tác chủ yếu trên lĩnh vực hỗ trợ cộng đồng thông qua tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO).

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương phát biểu tại buổi tiếp, làm việc

Thay mặt đoàn Đại sứ, bà Caroline Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam cho biết, mục tiêu chuyến công tác của đoàn Đại sứ các nước nhóm G4 nhằm trao đổi và tìm hiểu tình hình kinh tế – xã hội tại địa phương và thông tin về công tác bảo đảm quyền của trẻ em, thanh thiếu niên, thị sát những tác động của các dự án do New Zealand và Na Uy hỗ trợ tại tỉnh, đặc biệt là các dự án liên quan đến trẻ em và thanh thiếu niên, tìm hiểu nhu cầu cần hỗ trợ trong tương lai.

Đại sứ 4 nước NewZealand, Canada, Na Uy và Thụy Sỹ đánh giá những thành quả đạt được của tỉnh Thừa Thiên Huế trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua; trao đổi, định hướng mục tiêu nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trong thời gian tới.

Phát biểu tại buổi tiếp và làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cảm ơn sự quan tâm hỗ trợ của nhóm 4 nước NewZealand, Canada, Na Uy và Thụy Sỹ đối với Thừa Thiên Huế.

 Đại sứ 4 nước New Zealand, Canada, Na Uy và Thụy Sỹ 

Ông Phan Quý Phương cho biết, hiện nay, tỉnh đã và đang tập trung đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Dự kiến vào cuối tháng 11 này, Quốc hội sẽ quyết định tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương mong muốn, 4 Đại sứ quan tâm, xem xét và giới thiệu một số doanh nghiệp, các nhà đầu tư có tiềm năng, đặc biệt trong lĩnh vực như hạ tầng khu công nghiệp, dệt may, chế biến chế tạo, đồ uống; thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng; chế biến sâu cát trắng; công nghiệp điện điện tử, ô tô, cơ khí, công nghiệp bán dẫn; nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao gắn với hình thành chuỗi giá trị sản xuất hàng hoá... nghiên cứu sử dụng Cảng nước sâu Chân Mây để vận chuyển hàng hóa đến Việt Nam và quốc tế.

Lãnh đạo tỉnh chụp hình lưu niệm cùng đoàn đại sứ 4 nước New Zealand, Canada, Na Uy và Thụy Sỹ sau buổi làm việc 

Bên cạnh đó, phối hợp tổ chức các chương trình quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế tại các quốc gia này, giới thiệu văn hóa, di sản và ẩm thực đặc sắc của Huế; đẩy mạnh quan hệ hợp tác văn hóa với tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua giới thiệu các đoàn nghệ thuật của New Zealand, Canada, Na Uy và Thụy Sỹ tham dự Festival quốc tế của Thừa Thiên Huế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động giao lưu và hợp tác hơn nữa để tăng cường mối quan hệ đối tác giữa tỉnh với các cơ quan đại diện của các nước tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế. Tỉnh cũng cam kết hỗ trợ, hợp tác và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các cá nhân, tổ chức đến đầu tư, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

 

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng
下一篇:Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc