您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【giải hàn quốc 2】Ứng phó ra sao trước chiến tranh thương mại Mỹ 正文

【giải hàn quốc 2】Ứng phó ra sao trước chiến tranh thương mại Mỹ

时间:2025-01-11 14:22:28 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Doanh nghiệp không nên "loá mắt" trước các cơ hội dễ dàng mà cần có tư duy dài hạn. Ảnh: N.Hiền. Cơ giải hàn quốc 2

ung pho ra sao truoc chien tranh thuong mai my trung

Doanh nghiệp không nên "loá mắt" trước các cơ hội dễ dàng mà cần có tư duy dài hạn. Ảnh: N.Hiền.

Cơ hội đan xen thách thức

TheỨngphórasaotrướcchiếntranhthươngmạiMỹgiải hàn quốc 2o nhận định của các chuyên gia kinh tế, với quy mô áp thuế hiện tại thì tác động tới Việt Nam là tương đối nhỏ do phạm vi các biện pháp hiện nay còn hạn chế, diện mặt hàng chịu tác động chưa nhiều. Trong tương lai gần nếu trường hợp chiến tranh thương mại leo thang, phạm vi thuế quan mở rộng ra toàn bộ kim ngạch song phương giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thì tác động tới kinh tế Việt Nam trở nên khá lớn, nhưng theo hướng có lợi cho Việt Nam là nhiều hơn, bởi nước ta có thể thay thế một phần đáng kể lưu lượng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Tại hội thảo “Chiến tranh thương mại: Tương lai của DN sản xuất” vừa được tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập – VCCI lại chỉ ra những số liệu cho thấy, cơ hội này hoàn toàn không dễ nắm bắt. Dù bị áp thuế, nhưng Trung Quốc hoàn toàn không bỏ trống thị trường Mỹ. Thuế không phải là công cụ chặn không cho hàng hoá vào thị trường mà chỉ làm cho việc cạnh tranh khó khăn, trong khi Trung Quốc lại rất giỏi cạnh tranh về giá. Ngoài ra, không chỉ riêng Việt Nam mà rất nhiều nền kinh tế khác cũng muốn chớp cơ hội này để gia tăng xuất khẩu vào Mỹ. Bà Trang cho biết, số liệu thống kê cho thấy, xuất khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ trong 2 năm 2017, 2018 tăng nhanh hơn bao giờ hết, ngay cả trong những tháng gần đây, khi mà hàng hoá Trung Quốc đã bị áp thuế.

Về cơ hội thu hút đầu tư, nhiều dự đoán cho rằng các nhà đầu tư sẽ dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc để sang các nước khác nhằm tránh mức thuế của Mỹ áp lên hàng hoá Trung Quốc. Đây là cơ hội thu hút đầu tư cho Việt Nam. Nhưng cần nhìn nhận một thực tế rằng, không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nước khác cũng có thể là đích đến. Chứng minh cho lập luận này, bà Trang đưa ra số liệu thống kê của Tổ chức ngoại thương Nhật Bản (JETRO) về tình hình đầu tư tại các nước (tính đến tháng 5/2018). Theo số liệu này, đầu tư từ Nhật vào Trung Quốc tăng 2,4% so với năm 2016 và trong 5 tháng đầu năm 2018 đầu tư của Nhật vào Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng với mức tăng mạnh hơn gấp nhiều lần, đạt 14,4%.

Một số điểm đến đầu tư tăng trưởng mạnh khác của Nhật Bản tại châu Á như Hàn Quốc (tăng từ 4,5% lên 153,7%), Thái Lan (tăng từ 2 lên 18,7%), đầu tư của Nhật vào Singapore cũng tăng đến trên 305% trong 5 tháng đầu năm 2018. Trong khi đó, tăng trưởng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam lại giảm hơn một nửa từ 19,7% của năm 2017 xuống 8,2% trong 5 tháng đầu năm 2018. Những số liệu này cho thấy, các nước khác đang chớp cơ hội nhanh hơn so với Việt Nam rất nhiều.

Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Nhựa Rạng Đông cũng cho biết đang có làn sóng dịch chuyển đầu tư sản xuất vào thị trường Việt Nam trong đó có ngành nhựa của các DN Trung Quốc, nhằm giảm chi phí lao động đang tăng cao của Trung Quốc. Do đó người tiêu dùng trong nước có cơ hội tiếp cận thêm nguồn cung sản phẩm nhựa với giá rẻ hơn, do DN Trung Quốc sẽ giảm giá để đẩy lượng tồn kho tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, các DN nhựa trong nước lại chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi phải cạnh tranh trực tiếp với DN Trung Quốc, khi họ gia tăng đầu tư để đội nhãn mác của Việt Nam, nhằm tránh đòn thuế của phía Hoa Kỳ. PGS.TS Trần Đình Thiên cũng cho rằng, nếu đồng NDT tiếp tục mất giá, nhiều ngành như thuỷ sản, phân bón, sắt thép, nhựa, cao su… sẽ gặp bất lợi vì giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ giảm trong khi giá trị nhập khẩu tăng.

Không chỉ tăng cạnh tranh ở thị trường nội địa, mà tại nhiều thị trường khác, hàng hoá Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn. Theo các chuyên gia, khi gặp khó ở Mỹ, dòng hàng hoá Trung Quốc sẽ “chảy” sang các thị trường khác. Với lợi thế giá rẻ vốn có, điều này sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với hàng Việt Nam tại những thị trường này của hàng Trung Quốc.

ung pho ra sao truoc chien tranh thuong mai my trung

Thống kê của Jetro về tình hình đầu tư ra nước ngoài

Đừng ngồi yên chờ cơ hội

Trước vô vàn những khó khăn như trên, cùng với những tình huống rất khó đoán định về phương án đáp trả của các bên trong cuộc chiến này, bà Trang cho rằng các DN nên theo dõi tình hình để có ứng xử kịp thời với từng biến động. DN cũng nên tìm hiểu rõ cơ hội ở đâu, dành cho mặt hàng nào, cơ hội ra sao. Hiện đã có những công bố về danh sách sản phẩm bị áp thuế đợt 1 (25%) nhóm 50 tỷ USD và đợt 2 (10%) nhóm 200 tỷ USD. “DN phải sẵn sàng hành động, chớp cơ hội như tìm hiểu khách hàng nào đang mua hàng của Trung Quốc và gặp khó khăn, từ đó chủ động tiếp cận chào hàng, và chuẩn bị năng lực đáp ứng” – bà Trang khuyến cáo.

Ngoài ra, trong mọi trường hợp, để tận dụng được cơ hội, DN phải có năng lực cạnh tranh, phải có năng lực sáng tạo trong việc tìm ra được thị trường của mình, đặc biệt là thị trường ngách. Bên cạnh đó, các DN cần phải liên kết với nhau, bởi trong thương mại quốc tế, các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp sẽ không chỉ đánh một DN mà đánh cả ngành sản xuất. Khi đó tác động tiêu cực là rất lớn. Ông Thiên cũng khuyến cáo các DN cần phải biết lựa chọn DN nào đáng tin cậy nhất, thị trường nào tốt nhất và đặc biệt là không “loá mắt” trước các cơ hội dễ dàng.

Bên cạnh đó, để nắm bắt được cơ hội, bên cạnh những nỗ lực của DN thì cũng cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nước. Theo ông Lam, Chính phủ cần xem xét việc đánh thuế nhập khẩu nếu có dấu hiệu bán phá giá, đồng thời không cấp giấy phép đầu tư – giấy phép đăng ký kinh doanh cho những dự án sản xuất không đảm bảo thực hiện hơn 2/3 chuỗi qui trình sản xuất tại Việt Nam. Ngoài ra cũng nên thúc đẩy các hiệp ước tự do thương mại kiểu mới với châu Âu và các nước khác, đó cũng là cách giảm thiểu rủi ro - khi mà nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào hai thị trường Mỹ và Trung Quốc.

Việc lệ thuộc lớn vào hai thị trường Mỹ và Trung Quốc của nền kinh tế Việt Nam là rủi ro rất lớn khi mà thực lực DN và năng lực cạnh tranh quốc gia còn yếu. Theo ông Thiên, hiện khu vực DN tư nhân chỉ mới đóng góp chưa tới 10% GDP của cả nước, trong khi hộ gia đình đóng góp 30% và DN Nhà nước là gần 30%. “Một nền kinh tế mà tăng trưởng chủ yếu dựa vào hộ gia đình thì không thể nào hùng mạnh được. Thời điểm này phải xoay chuyển lại cách tư duy về DN tư nhân và toàn bộ cấu trúc DN Việt Nam, phải coi tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế” – ông Thiên nói.