TheụyĐiểnvượtquaràocảncuốicùngrộngđườnggianhậpNATO kqbdmobio hãng tin Reuters, cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Hungary hôm 26/2 đã chấm dứt 18 tháng trì hoãn phê duyệt đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển. Động thái này diễn ra sau chuyến thăm của Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tới Hungary hôm 23/2, và 2 nước đã ký một thỏa thuận vũ khí. Chính phủ của Thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng đã phải đối mặt với áp lực từ các đồng minh NATO để chấp thuận Thụy Điển gia nhập liên minh này. Chia sẻ trên mạng xã hội X, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg từng nhấn mạnh “tư cách thành viên của Thụy Điển sẽ giúp tất cả chúng ta mạnh mẽ và an toàn hơn”. Stockholm đã từ bỏ chính sách không liên kết để xin gia nhập NATO vào tháng 5/2022, sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2 cùng năm. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary lại phản đối Thụy Điển gia nhập NATO. Theo quy tắc của NATO, cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên trước khi một quốc gia mới có thể gia nhập tổ chức. Sự gia nhập của Thụy Điển, quốc gia không có chiến tranh kể từ năm 1814, và Phần Lan là sự mở rộng đáng kể nhất của NATO, kể từ khi liên minh quân sự tiếp nhận các thành viên từ Đông Âu sau khi Liên Xô cũ tan rã vào năm 1991. Trên thực tế, Thụy Điển cũng đã tăng cường hợp tác với NATO trong những thập kỷ gần đây, và tư cách thành viên của nước này nhằm đơn giản hóa việc lập kế hoạch và hợp tác quốc phòng ở sườn phía bắc của NATO. Thụy Điển còn triển khai các nguồn lực như tàu ngầm tiên tiến phù hợp với điều kiện hoạt động ở Biển Baltic và một phi đội chiến đấu cơ Gripen sản xuất trong nước vào NATO. Ngoài ra, Thụy Điển cũng đang tăng chi tiêu quân sự, và trong năm nay sẽ đạt tỷ lệ chiếm 2% GDP như mục tiêu NATO đề ra. >> Đọc tin quân sự mới nhất trên báo VietNamNet NATO tăng kỷ lục chi tiêu quốc phòng trong năm nayTổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, 18/31 thành viên NATO dự kiến sẽ chi ít nhất 2% GDP cho lĩnh vực quốc phòng trong năm nay. |