(HG) - Toàn tỉnh hiện có 4 Liên hiệp HTX với 81 thành viên,ếtậpthểđnggptchcựctrongxydựngnngthnmớket qua cuo c1 255 HTX với 8.010 thành viên, thu hút 11.560 lao động, vốn hoạt động hơn 457,17 tỉ đồng, 681 tổ hợp tác với 3.455 thành viên, vốn hoạt động 22,5 tỉ đồng. Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh, hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm với nguồn vốn điều lệ 40 tỉ đồng được ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã phát vay cho 76 HTX với số tiền 53,5 tỉ đồng để đầu tư trang thiết bị, giống, vật tư nông nghiệp,… phục vụ cho nông nghiệp.
Các HTX trong tỉnh góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên, cùng với địa phương hoàn thành tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới.
Hậu Giang có 10 nông sản chủ lực được chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa nông sản; trong đó có 7 nhãn hiệu giao cho HTX quản lý và sử dụng. Hiện tỉnh có 26 HTX được hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao (VietGAP, GlobalGAP, bón phân thông minh, truy xuất nguồn gốc...). Số lượng HTX sản xuất theo chuỗi giá trị ngày càng gia tăng và dần trở thành phương thức sản xuất phổ biến nhằm liên kết với các siêu thị, doanh nghiệp lớn để mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp các HTX nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh, giúp thành viên HTX nâng cao thu nhập, góp phần cùng các địa phương trong xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt là thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, nhận thức của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và người dân về kinh tế tập thể, nhất là HTX kiểu mới được nâng cao. Khu vực kinh tế tập thể có chuyển biến tích cực, nhiều loại hình kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Tin, ảnh: H.TÂM