Một trang trại điện gió tại tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa: TTXVN Trong đó,ănglượnggióvàMặttrờilầnđầuvượtsảnlượngđiệntoàncầbxh thuy sy BNEF chỉ ra, nhu cầu điện tổng thể, sản lượng điện từ các nhà máy nhiệt điện than, và lượng khí thải đã cùng ghi nhận sự tăng vọt trong năm vừa qua, khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi từ đại dịch COVID-19. Nhận định về sự gia tăng này, ông Michael R Bloomberg, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) về tham vọng và giải pháp khí hậu, đồng thời là nhà sáng lập Bloomberg LP và Bloomberg Philanthropies cho rằng, những đợt tăng đột biến mới của sản lượng điện than là một dấu hiệu đáng lo ngại đối với nền kinh tế, sức khỏe của con người, cũng như cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. “Báo cáo này sẽ là một lời kêu gọi đến các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới rằng, quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch đòi hỏi những hành động lớn hơn và mạnh mẽ hơn, trong đó bao gồm các hành động trao quyền cho những quốc gia chịu trách nhiệm ít nhất về vấn đề biến đổi khí hậu; song, phải đối mặt với nhiều hậu quả tồi tệ nhất, nhằm đạt được tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề này”, ông Michael R Bloomberg nói thêm. Cũng theo báo cáo của BNEF, với sản lượng điện đạt gần 3.000 terawatt giờ, năng lượng gió và năng lượng Mặt trời đã chiếm tổng cộng 10,5% tổng sản lượng điện toàn cầu vào năm 2021. Trong đó, đóng góp của năng lượng gió vào tổng sản lượng điện toàn cầu đã tăng lên mức 6,8%, trong khi năng lượng Mặt trời tăng lên đạt 3,7%. Đáng chú ý, cách đây 1 thập kỷ, 2 công nghệ này chỉ chiếm chưa đến 1% tổng sản lượng điện. Cũng trong năm ngoái, 39% tổng lượng điện năng đã được sản xuất trên toàn cầu là “không carbon”. Bên cạnh đó, công ty này cho biết thêm, các dự án thủy điện và điện hạt nhân chỉ đáp ứng hơn 1/4 nhu cầu điện trên thế giới. Trong một động thái liên quan, người đứng đầu bộ phận chuyển đổi năng lượng của BNEF, bà Luiza Demôro nhận định, năng lượng tái tạo hiện đang là lựa chọn mặc định đối với đa số các quốc gia, những nơi đang tìm cách bổ sung hoặc thậm chí là thay thế công suất phát điện. Bà Luiza Demôro nói thêm: “Điều này đơn giản là vì những công nghệ này thường có tính cạnh tranh cao nhất về chi phí”. Được biết, năng lượng Mặt trời đã tiếp tục mở rộng với tốc độ đặc biệt mạnh mẽ vào năm 2021, cả về công suất mới bổ sung và các thị trường mới. Trong đó, năng lượng Mặt trời chiếm 1/2 tổng công suất điện bổ sung trên toàn cầu, ở mức 182 gigawatt. Cũng lần đầu tiên, đóng góp của nguồn năng lượng này vào lưới điện toàn cầu vượt mức 1.000 terawatt giờ. Năng lượng Mặt trời về cơ bản đã trở nên phổ biến. Tại gần 1/2 tổng số các quốc gia được BNEF quan sát, năng lượng Mặt trời là lựa chọn hàng đầu. Ngoài ra, BNEF lưu ý, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi từ đại dịch COVID-19, nhu cầu điện tăng vọt 5,6% so với cùng kỳ một năm trước đó, dẫn đến những căng thẳng mới đối với cơ sở hạ tầng hiện có, cũng như các chuỗi cung ứng nhiên liệu hóa thạch. Sản lượng thấp hơn so với dự kiến từ các nhà máy thủy điện, và giá khí đốt tự nhiên cao hơn cũng góp phần đưa điện than trở lại tâm điểm chú ý tại nhiều thị trường hơn. Sản lượng từ các nhà máy điện than đã lập kỷ lục, khi tăng 8,5% trong giai đoạn 2020-2021, lên 9.600 terawatt giờ. Lê Thảo (Lược dịch từ The Edge Markets & BloombergNEF) |