【kq việt nam】Phú Tân cấp miễn phí bồn nuôi cá bảy màu
作者:Nhà cái uy tín 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 21:09:58 评论数:
Hiện nay bước vào đầu mùa mưa, tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh do muỗi truyền. Ðể chủ động phòng, chống dịch bệnh, cùng với các địa phương trong tỉnh, huyện Phú Tân đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Hiện nay, bước vào đầu mùa mưa, tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh do muỗi truyền. Ðể chủ động phòng, chống dịch bệnh, cùng với các địa phương trong tỉnh, huyện Phú Tân đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Bác sĩ Hồng Mùng Hai, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân, cho biết, vào đầu mùa mưa, các loại dịch bệnh sẽ có chiều hướng gia tăng, đặc biệt các dịch bệnh nguy hiểm do muỗi truyền như sốt xuất huyết và Zika. Ðể chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh do muỗi truyền, Trung tâm Y tế huyện Phú Tân xác định công tác phòng bệnh hiệu quả hiện nay là tăng cường các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng dựa vào cộng đồng. Tại huyện Phú Tân, phong trào nuôi cá bảy màu ngày càng phát huy hiệu quả.
Trạm Y tế xã Tân Hải, huyện Phú Tân cấp phát bồn nuôi cá bảy màu cho người dân. |
Rạch Chèo là xã điểm được triển khai thực hiện mô hình nuôi cá bảy màu phòng, chống bệnh do muỗi truyền tại huyện Phú Tân. Ban đầu mô hình chỉ được nuôi tại các ao nuôi của Trạm Y tế xã, nay đã được triển khai đến tận các ấp. Trong năm 2015, Trạm Y tế xã đã cấp miễn phí trên 80.000 con cá bảy màu cho Nhân dân; hỗ trợ xã Tân Hải, Phú Tân và Tân Hưng Tây trên 15.000 con. Theo thống kê, toàn xã có 25 ao nuôi, việc triển khai mô hình này tạo được sự đồng thuận cao. Và đây cũng là giải pháp hữu hiệu nhằm loại trừ các bệnh do muỗi truyền lây lan trong cộng đồng.
Bên cạnh hướng dẫn người dân cách nuôi cá bảy màu, ngành y tế địa phương đã phối hợp với các cơ quan hữu quan đẩy mạnh tuyên truyền người dân nâng cao ý thức vệ sinh môi trường, thực hiện tẩm mùng định kỳ. Nhờ thực hiện triệt để và đồng bộ nên tình hình dịch bệnh tại xã giảm nhanh chóng, cụ thể: năm 2015 trên địa bàn huyện tổng số mắc sốt xuất huyết 450 ca với 72 ổ dịch, riêng xã Rạch Chèo 29 ca (chiếm 6,44%) với 7 ổ dịch (9,72%). Những tháng đầu năm 2016, toàn huyện có số mắc 132 ca với 24 ổ dịch, riêng xã Rạch Chèo có 9 ca với 2 ổ dịch.
Phát huy hiệu quả từ mô hình của xã điểm, Trung tâm Y tế huyện quyết định nhân rộng trong toàn huyện. Trước hết, trung tâm tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo UBND các xã còn lại cùng triển khai thực hiện. Các cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên gương mẫu thực hiện trước và đưa chỉ tiêu mỗi cán bộ phải tuyên truyền đến ít nhất 2 hộ dân cùng thực hiện, chỉ tiêu 30 hộ phải có ít nhất 1 hộ nuôi cá. Ðến nay, mô hình đã được triển khai thực hiện trên toàn địa bàn. Hiện huyện có 204 ao nuôi và bồn nhựa, trong đó các trạm y tế nuôi 38 ao; các UBND xã nuôi 3 ao; các trường học nuôi 27 ao; cộng đồng nuôi 136 ao/75 ấp, khóm.
Việc tuyên truyền và vận động nhà nhà cùng thực hiện mô hình với khẩu hiệu "Không có lăng quăng, không có bệnh sốt xuất huyết" đã thu hút cả cộng đồng cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh. Ông Trần Tuấn Vĩnh, ấp Thanh Ðạm, xã Tân Hải, cho biết: "Thấy mô hình nuôi cá bảy màu vừa hiệu quả, vừa ít tốn chi phí, tôi chủ động đến trạm y tế xin về nuôi để diệt lăng quăng trong các lu chứa nước, chỉ vài hôm là trong lu không còn lăng quăng nữa".
Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành y tế huyện Phú Tân, công tác phòng, chống dịch tại địa phương còn gặp phải một số khó khăn như: tài liệu truyền thông đến cơ sở rất ít, không đủ phục vụ công tác tuyên truyền; một số người dân chủ quan, lơ là trong việc phòng bệnh, chưa chủ động diệt muỗi, diệt lăng quăng, khi nào có cán bộ địa phương đến nhắc nhở, dọn dẹp vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước không dùng để loại trừ nơi sinh sản của muỗi thì họ mới thực hiện...
Bác sĩ Hồng Mùng Hai nói: "Ðể mô hình phát huy hiệu quả, ngoài việc tuyên truyền, vận động cộng đồng cùng thả cá, địa phương cần thường xuyên giám sát, kiểm tra các ao nuôi để có biện pháp bổ sung liên tục, kịp thời trong trường hợp cá chết nhằm duy trì bền vững các ao nuôi tại hộ gia đình. Ðồng thời, thường xuyên đôn đốc, tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh, không nên xem việc phòng bệnh là nhiệm vụ của ngành chức năng mà là của mỗi nhà, mỗi người dân".
Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, nhận định: "Qua kiểm tra thực tế, chúng tôi thấy mô hình nuôi cá bảy màu phòng, chống bệnh sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng tại huyện Phú Tân là mô hình hay, hiệu quả cao, cần được nhân rộng". Ðể công tác phòng, chống dịch bệnh đạt kết quả tốt nhất, phải chú ý đến việc phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp như nuôi cá, tẩm mùng, thay đổi tập quán sống, người dân cần nâng cao ý thức, chung tay phòng, chống dịch bệnh./.
Kim Hoài