当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả các trận đấu ngoại hạng anh】Bình Phước xác định hạ tầng số phải đi trước một bước và được ưu tiên đầu tư sớm

Xác định hạ tầng số phải đi trước một bước và là yếu tố nền tảng cần ưu tiên

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ - TTg,ìnhPhướcxácđịnhhạtầngsốphảiđitrướcmộtbướcvàđượcưutiênđầutưsớkết quả các trận đấu ngoại hạng anh ngày 03/6/2020 phê duyệt “Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Sở TT&TT đã tham mưu UBND tỉnh trình Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ về CĐS đến năm 2025; Đề án xây dựng địa phương thông minh trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển nguồn nhân lực CNTT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh về kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ về CĐS đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Kế hoạch số 280/KH-UBND ngày 30/9/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,...

binhphuoc.png
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Phước đã vinh dự đón nhận Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam (VietNam Digital Awards) năm 2023 ở hạng mục "Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc", với giải pháp công nghệ số đạt giải là "Hệ thống thông tin nguồn tỉnh Bình Phước".

Đây là những văn bản quan trọng mở đường, định hướng để cả hệ thống chính trị chung sức thực hiện CĐS với 3 trụ cột chính: Phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Với mục tiêu chung là: Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN); phương thức sống, làm việc của người dân; ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền số; hình thành, phát triển các DN công nghệ số có quy mô lớn, sức cạnh tranh cao là nền tảng cho phát triển kinh tế số; xã hội số văn minh, hiện đại, an toàn.

Năm 2021 Chỉ số đánh giá CĐS của tỉnh Bình Phước xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 16 bậc so với năm 2020 (xếp thứ 25/63). Trong đó, Chỉ số hoạt động chính quyền số xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố; kế đến là hạ tầng số 8/63; thể chế số 10/63; hoạt động xã hội số 11/63; nhân lực số 13/63. Về xếp hạng 3 trụ cột chính của CĐS, chính quyền số xếp thứ 8/63, kinh tế số xếp thứ 14/63, xã hội số xếp thứ 15/63.

Để đạt được kết quả này, tỉnh xác định hạ tầng số phải đi trước một bước và xem là yếu tố nền tảng cần được ưu tiên đầu tư sớm.

Đến nay, Bình Phước đã hoàn thành phủ sóng mạng 3G, 4G, Internet băng rộng cố định, truyền hình số mặt đất đảm bảo việc khai thác dữ liệu nhanh, tiện lợi. Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã được trang bị mạng nội bộ (LAN), kết nối internet để triển khai các ứng dụng phục vụ công việc; 100% cán bộ, công chức, viên chức được trang bị máy tính phục vụ công tác chuyên môn. Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh đã được xây dựng và hoạt động ổn định. Mạng số liệu chuyên dùng được kết nối từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã. Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến cho phép kết nối 150 điểm cầu; đã triển khai các hội nghị, cuộc họp trực tuyến từ Trung ương đến tỉnh; tỉnh đến cấp huyện, cấp xã.

Đảm bảo duy trì kết nối Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, Cổng dịch vụ công trực tuyến, Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh với các hệ thống tương ứng của Chính phủ; kết nối Hệ thống dịch vụ công của tỉnh với hệ thống của các bộ, ngành (Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VNPOST, Bảo hiểm xã hội Việt Nam); kết nối Cổng dịch vụ công tỉnh với nền tảng thanh toán trực tuyến PayGov quốc gia và Hệ thống thu thập, đánh giá sử dụng dịch vụ công trực tuyến (EMC); hoàn thành triển khai kết nối thử nghiệm Cổng dịch vụ công của tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cùng với đó, vận hành tốt nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) và tích cực phối hợp triển khai các giải pháp kết nối, liên thông dữ liệu. Đến nay, đã triển khai kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu của 05 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia để phục vụ công tác quản lý, giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân, DN trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh cũng xây dựng và vận hành tốt nền tảng “Binhphuoc Today”; hình thành nền tảng dữ liệu địa lý của tỉnh (gis.binhphuoc.gov.vn),...

Vai trò dẫn dắt của ngành Thông tin và truyền thông

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành chính quyền điện tử, từng bước chuyển dần sang chính quyền số cho thấy trong thời gian tới, ngành Thông tin và truyền thông của tỉnh cần nỗ lực hơn nữa trong vai trò dẫn dắt quá trình CĐS trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và nghị quyết đại hội Đảng các cấp và Quy hoạch tỉnh đã đặt ra.

Được biết, tỉnh đã xác định tinh thần tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin theo nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng. Phát triển hạ tầng băng rộng, ưu tiên phát triển tại các khu kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các khu du lịch,... Thu hút, kêu gọi các DN triển khai thí điểm, thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới phục vụ CĐS; triển khai các nền tảng số trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, giao thông, xây dựng, tài nguyên và môi trường, ngân hàng số,… Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT) trong các lĩnh vực phục vụ nhu cầu quản lý, điều hành, sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh, phát triển các dịch vụ thành phố thông minh; hoàn thiện mạng truyền số liệu chuyên dùng, các hệ thống phần mềm dùng chung, số hóa dữ liệu, xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành,… Tạo lập dữ liệu mở phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Phước Long

分享到: