【kết quả trận juventus】Sức bật của giao dịch hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

[Nhận Định Bóng Đá] 时间:2025-01-26 16:06:09 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:181次

toàn cảnh

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Đức Việt.

Đây là trao đổi của các chuyên gia tại Hội thảo “Sức bật của thị trường giao dịch hàng hóa (GDHH) trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng và tác động của dịch bệnh Covid-19” do Học viện Tài chính phối hợp với Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV) tổ chức ngày 28/12,ứcbậtcủagiaodịchhànghóaViệtNamtrongbốicảnhhộinhậkết quả trận juventus tại Hà Nội.

Hàng hóa Việt đã hội nhập quốc tế

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Trương Thị Thủy - Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, thị trường GDHH không phải là khái niệm mới tại Việt Nam, mà hơn chục năm trước, giao dịch bằng hợp đồng tương lai đã được một số ngân hàng thương mại triển khai. Khi đó, thông qua một nhà môi giới khác của các sở GDHH tại New York và London, doanh nghiệp (DN) trong nước sẽ thực hiện được việc mua - bán cà phê trên thị trường quốc tế với mức giá được DN “ưng ý” nhất, còn hàng thì giao sau, thời điểm do hai bên thỏa thuận. Điều quan trọng nhất là tại thời điểm giao cà phê, dù giá lên hay giá xuống, nhà xuất nhập khẩu vẫn đảm bảo được hàng hóa giao theo giá được “chốt” lệnh từ trước.

Trong những năm gần đây, đầu tư phái sinh hàng hóa cũng đang dần được quan tâm trở lại. Việc Nghị định 51/2018/NĐ-CP ra đời, với nhiều nội dung “cởi trói” cho hoạt động của Sở GDHH, đã giúp mô hình này có thêm nhiều điều kiện phát triển. Kể từ khi Nghị định có hiệu lực với cơ chế cho phép liên thông với các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, hoạt động giao dịch phái sinh hàng hóa đã tích cực hơn và thu hút sự chú ý của ngày càng nhiều nhà đầu tư cũng như các nhà xuất nhập khẩu.

Không giống như giao dịch truyền thống, trong GDHH hàng hóa, nhà đầu tư không phải trực tiếp giao dịch nhận hàng hoá trực tiếp rồi mới đem bán để hưởng chênh lệch, mà sẽ giao dịch với nhau bằng các hợp đồng tương lai, thông qua một hệ thống các sàn giao dịch quốc tế có liên thông với nhau.

“Tại Việt Nam, thời gian qua đã có một số DN triển khai mô hình GDHH tương lai thông qua sàn như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, điều, sắt thép... trong đó khách hàng thực hiện mua, bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định và việc giao nhận hàng được thực hiện trong tương lai. Các yếu tố của giao dịch như khối lượng, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa, mức giá... được các sàn giao dịch quy định. Một số ngân hàng khác cũng tạo kênh cho DN Việt Nam tham gia các sàn GDHH quốc tế, nhưng mức độ phổ cập còn hạn chế” - PGS.TS Trương Thị Thủy cho hay.

ký kết
TS. Lưu Hữu Đức - Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Hỗ trợ khởi nghiệp (Học viện Tài chính) (bên trái) và ông Nguyễn Đức Dũng- Phó Tổng giám đốc MXV ký kết biên bản hợp tác. Ảnh: Đức Việt.

Theo ông Nguyễn Đức Dũng - Phó Tổng giám đốc MXV, Nghị định số 51 đã cho phép MXV được kết nối liên thông với các sở GDHH lớn trên thế giới; cùng với mặt hàng giao dịch đa dạng, bao gồm 4 nhóm: Nông sản; nguyên liệu công nghiệp; kim loại; năng lượng, đến thời điểm này MXV đã đáp ứng được vai trò là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung cấp quốc gia của Việt Nam. Thông qua việc tổ chức thị trường GDHH một cách minh bạch, chuyên nghiệp, MXV đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam và hỗ trợ mọi thành phần kinh tế bắt nhịp kịp thời với môi trường kinh tế toàn cầu.

Tạo sức bật của thị trường giao dịch hàng hóa

Nhận định về thị trường GDHH trong bối cảnh Việt Nam hội nhập, ông Nguyễn Minh Tuấn - Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Môi giới hàng hoá Invest Plus cho biết, năm 2020 và thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận các động thái thị trường nổi bật như: Dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục tăng nhờ sự ổn định chính trị-xã hội và kinh tế vĩ mô, lợi thế giá nhân công rẻ; đồng thời, sự căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cùng cơ hội từ những FTA mà Việt Nam đã ký kết như CPTPP, EVFTA... khiến Việt Nam được xem là một đích đến của các nhà đầu tư nước ngoài.

Cơ cấu kinh tế sẽ có sự chuyển dịch sâu sắc hơn, các ngành du lịch, nông nghiệp, thủy, hải sản sẽ tiếp tục tăng trưởng thuận lợi. Các nhóm hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam sẽ đa dạng, nhóm ngành dệt may, giày dép và gạo có khả năng cạnh tranh nhờ giảm hàng rào thuế quan và mua được nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sản xuất…

Để tạo sức bật cho thị trường GDHH, ông Tuấn cho rằng, thời gian trước mắt cần tập trung giải quyết nút thắt thiếu đồng bộ trong chuỗi cung ứng giá trị của nhiều ngành hàng theo hướng: Tăng tổ chức lại sản xuất, tái cơ cấu thị trường, mở rộng thị trường quốc tế, coi trọng thị trường nội địa; đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào, phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao hàm lượng chế biến và giá trị tăng sản phẩm; đẩy mạnh tố chức xúc tiến thương mại, đưa hàng hóa nông sản Việt vào tiêu thụ trong các hệ thống, chuỗi siêu thị lớn; khuyến khích các DN nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến nông sản.

Một trong những kế sách chủ chốt để đạt được những mục tiêu nêu trên, Việt Nam cần phải thay đổi ngành nông nghiệp, đa dạng hóa ngành này, đồng thời tận dụng FDI và kết nối tốt hơn với đầu cuối của xuất khẩu; nâng tầm trong chuỗi cung ứng, tăng hàm lượng giá trị gia tăng và nâng cao khả năng cạnh tranh. Việt Nam cần nhận thức và quan tâm đến thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa, tránh để đất nước rơi vào trường hợp bị đánh giá là đang lợi dụng những căng thẳng thương mại trên thế giới để cạnh tranh không công bằng.

“Những sản phẩm có giá trị gia tăng sản xuất tại Việt Nam phải được gắn mác rõ ràng để đề phòng trường hợp tái xuất bất hợp pháp; các cuộc thanh kiểm tra tại các cảng hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong đó, sự phối hợp giữa các bộ, ngành cũng là rất cần thiết để đảm bảo rằng sẽ không có hàng hóa của một nước thứ ba nào được “đội lốt” một cách trái phép và rời khỏi Việt Nam”- ông Tuấn nhấn mạnh./.

Đức Việt

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接