Góc làm việc giản dị của cô giáo trẻ
Hành trình
Vất vả,ỗitiếtdạyvănlàmộtsựtrảinghiệthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá busan ipark bươn chải từ sớm, hành trình đến với bộ môn văn được cô giáo trẻ đúc kết thật ngắn gọn: “Văn chương có sự tương đồng với đam mê và tính cách của mình. Không chỉ thế, nhờ các thầy cô giáo khơi gợi khả năng, cộng với chút năng khiếu và quá trình trau dồi, học tập, bộ môn này đã đến với mình như một sự tự nhiên”.
Giai đoạn trung học cơ sở là lúc cô giáo Hường có thiên hướng với bộ môn văn. Đến trung học phổ thông, cô học trò nhỏ lại tiếp tục được các thầy cô truyền lửa đam mê. Năm 2006, Hoàng Thị Hường đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi văn cấp tỉnh. Sau đó, cô lại xuất sắc đoạt giải ba kỳ thi học sinh giỏi văn cấp quốc gia. Từ đây, cô đã xác định con đường trở thành giáo viên dạy văn.
Năm 2010, sau 4 năm đèn sách ở đại học, cô giáo Hoàng Thị Hường trở về Trường THPT Vinh Lộc cùng tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi. Chồng công tác xa, con còn nhỏ, ngoài công việc chuyên môn, cô Hường còn theo học lớp thạc sĩ. Được hỏi về áp lực giảng dạy, cô chỉ mỉm cười dịu dàng: “Khi đã là một giáo viên, mình phải có sự cân bằng giữa cuộc sống và trách nhiệm công việc. Không thể mang những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống của mình “trút” vào các em”.
Tám năm liền công tác tại trường, cô giáo Hoàng Thị Hường đã tạo lập con đường để phát triển bản thân. Theo cô, để có thể giảng dạy tốt, một giáo viên phải hội tụ đủ ba yếu tố: Chuyên môn nghiệp vụ giỏi, tâm huyết với công việc và gương mẫu, lành mạnh trong lối sống. Riêng với môn văn, ngoài những nhân tố trên, đặc trưng yêu mến văn chương là điều sống còn.
Vượt bậc
Không ngừng truyền lửa đam mê và nhiệt huyết tuổi trẻ vào bài giảng, những nỗ lực của cô đã được ghi nhận. Không chỉ hàng loạt giải thưởng cấp trường, cấp huyện, năm 2016, cô Hoàng Thị Hường đoạt giải nhất Hội thi Giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh. Cũng vào cuối năm ấy, cô lại xuất sắc trong Cuộc thi Thiết kế bài giảng E-Learning năm học 2016 – 2017 với bài “Sóng” của Xuân Quỳnh…
Thầy giáo Nguyễn Văn Tuấn, Hiệu trưởng Trường THPT Vinh Lộc, cho biết: “Vừa là Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, lại đảm nhận công tác giảng dạy, dù lĩnh vực nào người giáo viên này vẫn cho thấy tinh thần trách nhiệm và tận tâm với công việc. Nhiều năm góp sức trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn, chất lượng những giải thưởng đã thể hiện rõ năng lực của cô Hoàng Thị Hường”.
Có một chi tiết cảm động mà thầy hiệu trưởng kể cho chúng tôi nghe, đó là về bài giảng E-Learning của cô giáo trẻ. Do nhà trường không đủ điều kiện thiết bị âm thanh, mỗi giáo viên phải tự tìm tòi cách thu âm bài giảng. Thầy hiệu trưởng tinh tường nhận ra cô giáo dạy văn đầy trách nhiệm đã thu âm cực kỳ chuẩn, thế nhưng vẫn có một tiếng gà vang vọng. Thì ra cô Hường đã dậy lúc 2 giờ sáng, tận dụng thời điểm mọi vật còn ngái ngủ để làm việc hiệu quả.
Em Nguyễn Bảo Hưng, học sinh lớp 12A1 chia sẻ: “Mặc dù chọn khối A, song đối với em, mỗi tiết dạy văn của cô là một sự trải nghiệm. Bài giảng thu hút, dễ hiểu và dễ nhớ. Em thấy rất hào hứng khi được học bộ môn này…”. Với người giáo viên này, để rút ngắn khoảng cách cô trò, việc hiểu và cập nhật liên tục xu thế là vấn đề cốt lõi. “Nếu không đặt mình vào tư tưởng của học sinh thì giáo viên sẽ không hiểu được thái độ, tâm lý của các em. Mình không muốn áp đặt tư tưởng, chỉ muốn gần gũi, truyền cảm hứng cho các em một cách chân thành và hiệu quả nhất”, cô Hường nói.
Bài, ảnh: Mai Huế