Một góc TP.Hồ Chí Minh. Ảnh Gia Cư Cộng hưởng khó khăn Sở Xây dựng TP.Hồ Chí Minh ghi nhận trong 3 tháng qua thành phố có khoảng 8.400 căn hộ được chào bán trên thị trường,ácdoanhnghiệpbấtđộngsảncầnchủđộngvàlinhhoạtđểvượtkhóđội hình barca 2021 nhưng giao dịch thành công chỉ đạt khoảng 1.400 căn hộ. Hiện tại, TP.Hồ Chí Minh có 10 dự án được cơ quan chức năng phê duyệt đủ điều kiện bán hàng, với khoảng 2.800 sản phẩm được tung ra thị trường, gồm khoảng 2.700 căn hộ và 80 nhà thấp tầng, giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Theo đó, đối với phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, trong quý I/2020 rất hiếm nguồn cung mới được bán ra thị trường, một số các giao dịch biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch condotel, nhà phố trên thị trường phần lớn đã được đầu tư từ các năm trước. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát các sự kiện đông người như: quảng bá tiếp thị, bán hàng bị hủy bỏ buộc các chủ dự án, chủ các sàn giao dịch phải tạm hoãn các hoạt động mở bán. Hầu hết các sàn giao dịch, cá nhân môi giới đều chịu ảnh hưởng dịch bệnh, rơi vào tình trạng vừa thiếu nguồn hàng, vừa không có sự quan tâm từ khách hàng. Hiện có khoảng 50% số sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn thành phố đã đóng cửa, nhiều tổ chức, cá nhân môi giới cũng thất nghiệp theo. Nhiều nhà đầu tư yếu năng lực tài chính phải chuyển nhượng dự án theo hình thức mua bán, sáp nhập, hoặc bán từng phần dự án. Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay các doanh nghiệp nợ thuế, phần lớn vẫn là các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng. Có doanh nghiệp nợ thuế lên đến hàng trăm tỷ đồng. Thị trường bất động sản vốn dĩ đã phải đương đầu với nhiều khó khăn trong 2 năm qua, nay thêm ảnh hưởng của dịch Covid -19 lại rơi vào tình thế rất khó khăn. Hiệp hội BĐS TP.Hồ Chí Minh cho rằng, dịch Covid-19 đã làm sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận, thậm chí có thể khiến nhiều doanh nghiệp bị mất thanh khoản về dòng tiền khi lượng tồn kho tăng cao và nợ đọng lớn dần. Ảnh hưởng của dịch cũng làm tăng chi phí đầu tư, tăng chi phí vốn và lãi vay kéo theo nguy cơ các khoản nợ bị chuyển thành nợ xấu. Vì vậy, các doanh nghiệp bất động sản có quy mô càng lớn và càng nhiều lao động sẽ càng gặp khó khăn hơn. Chủ động, linh hoạt để tự bảo vệ mình Theo bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Tư vấn, Công ty Savills Việt Nam, doanh thu một số nhà hàng tại Tp. Hồ Chí Minh đã giảm khoảng 60 - 70% trong tháng 3 và dự kiến còn giảm mạnh trong tháng 4 này. Nhiều khách thuê kinh doanh nhà hàng sau khi cân nhắc về doanh thu và chi phí vận hành đã phải quyết định dừng kinh doanh và trả mặt bằng khi hết hợp đồng. Một số khách thuê tuy vẫn tiếp tục duy trì giữ chỗ nhưng phải tạm dừng hoạt động hoặc thương thảo với chủ nhà để giảm giá thuê. Đối với các nhà phố đang cho thuê, nhiều chủ nhà cũng có những động thái thương lượng hỗ trợ khách thuê về giá thuê, chấp nhận miễn phí ít nhất một tháng thuê đối với khách thuê kinh doanh nhà hàng hoặc giảm 30% đến 50% giá thuê trong ngắn hạn đối với khối kinh doanh cửa hàng tiện ích, nhưng xem ra cũng chưa đủ để giữ chân khách hàng. Để ứng phó với dịch Covid-19, một số doanh nghiệp BĐS đã chủ động triển khai chương trình hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng nhằm ổn định kinh doanh. Theo đó, mức giảm được áp dụng đến hết tháng 4/2020 cho tất cả đơn vị thuê mặt bằng là từ 20% - 80%, hoặc miễn phí 100% tiền thuê đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục… | Một góc TP.Hồ Chí Minh. Ảnh Gia Cư |
Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn nữa trong tháng 4 khi mà dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, phải tạm dừng các hoạt động, dịch vụ.. để phòng ngừa dịch lây lan rộng. Trước nguy cơ phá sản ngày càng lớn của nhiều doanh nghiệp trong ngành, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho phép gia hạn 5 tháng đối với tiền nợ bảo hiểm xã hội của tháng 3-6/2020 đối với các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản; chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho giãn tiến độ trả nợ vay tín dụng và không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản nợ đến hạn của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản. Trong khi chờ Chính phủ có những quyết sách lớn hỗ trợ doanh nghiệp cả nước nói chung, cộng đồng doanh nghiệp BĐS nói riêng, HoREA khuyến cáo các tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản nên chủ động tự tìm ra hướng đi để bảo vệ mình. Chủ động điều chỉnh lại dây chuyền sản xuất kinh doanh, cho phép một bộ phận cán bộ, nhân viên đủ điều kiện được làm việc từ xa, tại nhà, không phải đến cơ quan, như lĩnh vực môi giới, tiếp thị, pháp chế, công nghệ thông tin…; thực hiện các phương thức hỗ trợ đối tác thuê mặt bằng, tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả, sử dụng công nghệ thông tin, số hóa, trí tuệ nhân tạo, kinh doanh online vào lĩnh vực bất động sản./. Gia Cư |