当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【xh bd anh】Hiệu quả từ các mô hình giảm nghèo bền vững

Đời sống hộ nghèo dần khấm khá,ệuquảtừccmhnhgiảmnghobềnvữxh bd anh nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững... đây là kết quả nổi bật của huyện Châu Thành A trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.

Quyết tâm vươn lên, cùng sự hỗ trợ kịp thời của địa phương trong thực hiện mô hình nuôi bò năm nay, bà Hồng đã thoát nghèo.

Quan tâm, hỗ trợ hộ nghèo bằng nhiều cách

Là một trong những hộ tham gia thực hiện mô hình nuôi bò sinh sản, thuộc Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo năm 2023, bà Thạch Thị Cẩm Hồng, ở ấp Long An, thị trấn Cái Tắc, chia sẻ: “Mô hình nuôi bò sinh sản này rất phù hợp với hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì có thể sử dụng nguồn lao động các độ tuổi, công việc chăm sóc bò cũng khá đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp, bò lại dễ nuôi”.

Trước đây, bà Hồng từng mua bán rau cải ở chợ, nhưng do thấy hai đứa cháu nội nhỏ không ai chăm sóc, bà đành về vườn hái rau kiếm sống qua ngày. Con trai đi làm ăn ở xa, hiện bà Hồng là lao động chính trong gia đình. Từ khi được xã xem xét hỗ trợ 2 con bò giống, tận dụng đất trống trong vườn, bà trồng cỏ vôi tạo nguồn thức ăn tại chỗ cho bò. Bà Hồng tâm sự: “Địa phương còn xem xét cất cho mấy bà cháu căn nhà. Mừng lắm, giờ sắp có nhà mới, lại có mô hình phát triển kinh tế ổn định, tôi và các cháu không còn sợ đói nghèo nữa”.

Trước khi thực hiện mô hình nuôi bò, bà Hồng cũng được tập huấn, hướng dẫn cách làm chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc cho bò, đội ngũ cán bộ thú y xã thường xuyên tuyên truyền về việc tiêm phòng và phòng bệnh cho đàn bò đúng cách.

Không chỉ hỗ trợ thực hiện mô hình phát triển kinh tế, các địa phương trên địa bàn huyện còn tập trung mở các lớp đào tạo nghề, đã giúp nhiều hộ nghèo có nghề nghiệp ổn định. Em Nguyễn Thị Chi, ở thị trấn Một Ngàn, chia sẻ: “Nhờ tham gia lớp học nghề làm tóc, em đã tìm được việc làm, thu nhập chưa nhiều, nhưng hiện em cũng phụ giúp gia đình được phần nào chi phí trang trải sinh hoạt”.

Hướng đến thoát nghèo bền vững

Thực hiện các chính sách của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, xã Tân Phú Thạnh đã tập trung triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án: Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững… Ông Đoàn Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phú Thạnh, thông tin: “Các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là một trong những giải pháp quan trọng, vừa phát huy tinh thần trách nhiệm, sự cố gắng nỗ lực của người nghèo từ sự hỗ trợ của Nhà nước. Thông qua các chính sách giảm nghèo, giúp người nghèo tiếp cận và tham gia các loại hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả. Bên cạnh đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, tạo cơ hội để các hộ gia đình có vốn sản xuất, có việc làm, tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Trong năm 2023, trên địa bàn xã Tân Phú Thạnh đã triển khai 2 mô hình đa dạng hóa sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là nuôi dê thương phẩm và nuôi bò. Có 10 hộ chủ động xin tham gia thực hiện dự án, với mong muốn từ đây cuộc sống sẽ ổn định, để vươn lên thoát nghèo. Qua rà soát, đến cuối năm 2023 toàn xã có 15/35 hộ nghèo thoát nghèo; 5/58 hộ cận nghèo thoát cận nghèo, không có hộ tái nghèo trong năm. Đến nay, trên địa bàn xã còn 20 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,44% và 52 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 1,13%.

Quyết tâm thực hiện mục tiêu giảm nghèo, những năm qua công tác giảm nghèo luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Châu Thành A quan tâm sâu sát, kịp thời. Các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo được tập trung thực hiện, triển khai có hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Ông Hà Văn Chính, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành A, cho biết: “Chương trình giảm nghèo ở huyện được lồng ghép chặt chẽ với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chúng tôi còn đẩy mạnh công tác vận động xã hội hóa giúp đỡ cho hộ nghèo, nhờ được quan tâm nên công tác giảm nghèo trên địa bàn đạt được những kết quả quan trọng. Các xã, thị trấn còn xây nhiều dự án hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo một cách thiết thực, tạo điều kiện cho nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Trao cho người nghèo “chiếc cần câu”: hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ con giống, đào tạo nghề… đã giúp nhiều hộ, được tiếp cận các điều kiện để phát triển kinh tế gia đình. Hầu hết những hộ nghèo sau khi được hỗ trợ, giúp đỡ đã ổn định cuộc sống.

Bài, ảnh: AN NHIÊN

分享到: