Sáng nay,ôntạođiềukiệnchođồngbàocóđạotuhànhchânchíty so bong da hom qua tại TP. Cần Thơ, nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm hỏi, chúc tết Học viện Phật giáo Nam tông Khmer. Thành lập năm 2006, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại TP. Cần Thơ là một trong 4 viện trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến nay Học viện đã đào tạo được 5 khóa. Đây là cơ sở đào tạo cử nhân Phật học cho hệ phái Nam tông Khmer đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, tạo tiền đề quan trọng thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nguyện vọng của sư sãi, đồng bào Khmer vùng Nam Bộ.
Hòa Thượng Đào Như, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer cho biết, năm 2017, UBND TP. Cần Thơ đã giao đất sạch để xây dựng Học viện. Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm, Học viện đã xây dựng sở khang trang, góp phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo.
Cho biết hiện đồng bào dân tộc Khmer có khoảng 1,3 triệu người, đời sống còn khó khăn, Hòa Thượng Đào Như mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho đồng bào về mọi mặt. Cùng với đó là hỗ trợ, tạo điều kiện để Học viện mở rộng đào tạo với quy mô lớn hơn thay vì 140 tăng sinh/khóa như hiện nay; tạo điều kiện hỗ trợ để đồng bào dân tộc Khmer tiếp tục giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống của mình. Nói chuyện với đông đảo các vị giáo phẩm chức sắc, các phật tử, nam sinh tại Học viện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trân trọng gửi lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất.
Thủ tướng khẳng định, những năm qua, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc. Qua đó, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc phát triển toàn diện; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào ở mọi vùng miền Tổ quốc ngày càng được nâng cao; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường.
Với sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, đồng bào Khmer và các vị chư tăng Phật giáo Nam Tông Khmer tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; chung sức, đồng lòng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cùng với quân và dân cả nước xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh. “Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, bảo đảm sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật, không ngừng chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho đồng bào có đạo và chức sắc các tôn giáo, trong đó có Phật giáo, thực hiện tốt việc tu hành chân chính và làm tròn bổn phận của công dân đối với đất nước”, Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng tin tưởng, với cương vị của của mình, Hòa Thượng Đào Như cùng lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ mới mà Giáo hội đã đề ra, đồng thời hướng dẫn tăng, ni, tín đồ phật tử tiếp tục thực hiện phương châm hành đạo Đạo Pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ghi nhận các kiến nghị của Học viện, Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và giải đáp kiến nghị của Học viện về việc mở rộng quy mô đào tạo với bước đi phù hợp, trên cơ sở đảm bảo chất lượng đào tạo. TP. Cần Thơ tạo điều kiện thuận lợi để Học viện hoạt động hiệu quả. Thủ tướng cho rằng, việc Chính phủ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chính quyền TP. Cần Thơ, các nhà hảo tâm hỗ trợ để xây dựng Học viện với quy mô lớn hơn, khang trang hơn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng và người dân Khmer nói chung.
Thủ tướng: Lo tăng trưởng nhưng không bỏ quên các vấn đề xã hội bức bốiThủ tướng chỉ ra nhiều vấn đề phải quan tâm như cháy nổ, tai nạn giao thông, phát sinh một số vấn đề xã hội, an ninh trật tự, môi trường ở một số địa phương. |