【bảng xếp hạng brazil serie b】6 ưu tiên của ngành ngoại giao Việt Nam trong năm 2023
作者:La liga 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-24 23:21:41 评论数:
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Chính phủ
Xin Bộ trưởng chia sẻ phương hướng và biện pháp triển khai công tác ngoại giao kinh tế để đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội năm 2023,ưutiêncủangànhngoạigiaoViệtNamtrongnăbảng xếp hạng brazil serie b thực hiện các mục tiêu kinh tế mà Chính phủ đặt ra?
Để đóng góp thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, trong năm 2023, Bộ Ngoại giao xác định triển khai 4 trọng tâm ngoại giao kinh tế như sau:
Một là, tiếp tục triển khai nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; tranh thủ và phát huy cao nhất thế và lực mới của đất nước; phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín đất nước. Đẩy mạnh quán triệt sâu rộng và cụ thể hóa Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị sẽ được Chính phủ sớm ban hành.
Hai là, tiếp tục thúc đẩy, làm sâu sắc và gia tăng đan xen lợi ích của Việt Nam với các đối tác. Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, trong đó, ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy hợp tác kinh tế hiệu quả, thực chất. Thúc đẩy đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Thu hút đầu tư chất lượng cao và các nguồn lực phục vụ chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Thúc đẩy tháo gỡ những điểm nghẽn trong quan hệ kinh tế của ta với các đối tác chủ chốt. Tận dụng hiệu quả mạng lưới 15 FTA đang thực thi; tham gia chọn lọc các liên kết kinh tế quốc tế trên cơ sở phù hợp với lợi ích quốc gia - dân tộc, khả năng và điều kiện cụ thể của đất nước.
Ba là, chú trọng công tác nghiên cứu, tham mưu, nâng cao năng lực phân tích, dự báo chiến lược, cảnh báo phục vụ điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ. Bám sát tình hình, biến động của kinh tế thế giới, các điều chỉnh chiến lược, chính sách và sáng kiến của các quốc gia để kiến nghị các đối sách, biện pháp ứng xử phù hợp.
Bốn là, đổi mới phương thức, tăng cường năng lực triển khai và nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác ngoại giao kinh tế. Tăng cường phối hợp liên ngành, kiến nghị Chính phủ xem xét thành lập các tổ công tác về những vấn đề cụ thể, cấp bách khi cần thiết nhằm bảo đảm hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Chính phủ.
Với tinh thần đó, trên cơ sở bám sát các chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với phương châm triển khai "quyết liệt, mạnh dạn, đột phá, thực chất, hiệu quả, khai thác và tranh thủ mọi cơ hội cho phát triển đất nước", tôi tin tưởng công tác ngoại giao kinh tế sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần khẩn trương, quyết liệt của công tác ngoại giao vaccine để đóng góp thiết thực và hiệu quả hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong năm 2023, tạo nền tảng vững chắc hướng tới các mục tiêu và khát vọng phát triển đất nước đến năm 2030.
Những phương hướng trọng tâm của ngoại giao Việt Nam trong năm 2023 là gì và sẽ được triển khai như thế nào?
Bối cảnh tình hình kinh tế thế giới năm 2023 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức hơn năm 2022. Trong nước, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu phát triển của Đại hội Đảng XIII, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025 và cân bằng chiến lược giữa ổn định, tăng trưởng và xây dựng nền tảng để phát triển bứt phá. Do đó, ngành ngoại giao sẽ tập trung vào triển khai 6 ưu tiên sau:
Một là, tiếp tục củng cố cục diện đối ngoại ổn định, hòa bình và thuận lợi để phát triển; đẩy mạnh quan hệ với các nước láng giềng, nước lớn, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống và các đối tác quan trọng khác đi vào chiều sâu, thực chất, gia tăng tin cậy chính trị và đan xen lợi ích; đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương; tham gia tích cực vào ASEAN, tiểu vùng Mê Công, Liên hợp quốc; tranh thủ hiệu quả các sáng kiến phát triển, tích cực tham gia vào quá trình xây dựng các khuôn khổ luật lệ, tiêu chuẩn mới; thúc đẩy ngoại giao phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu…; ứng xử chủ động, linh hoạt, hiệu quả với các sáng kiến về liên kết mới ở khu vực, phù hợp với lợi ích, an ninh quốc gia của đất nước.
Hai là, góp phần vào duy trì ổn định vĩ mô và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo có nguy cơ suy thoái. Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển. Chủ động nắm bắt và tham mưu các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; mở rộng thị trường xuất khẩu, từng bước đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, thị trường và đối tác nhập khẩu. Định vị Việt Nam trong chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu và chuyển đổi xanh để có các bước triển khai bài bản và chuẩn bị trong nước nhằm nắm bắt cơ hội và khai thác xu thế phát triển mới. Tranh thủ sự hỗ trợ của các nước trong quá trình xây dựng và tái cơ cấu ngành nông nghiệp bền vững, chuyển dịch chuỗi cung ứng, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng; tận dụng hiệu quả các FTA đã ký kết, đặc biệt là CPTPP, EVFTA, RCEP.
Ba là, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh, nắm sát tình hình Biển Đông và biên giới trên bộ, vừa chủ động thúc đẩy hợp tác với các nước liên quan, vừa kịp thời tham mưu đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành động xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, quyền tài phán và các lợi ích chính đáng của Việt Nam; thúc đẩy đàm phán COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và chủ động, linh hoạt và kịp thời trong đấu tranh nhằm phản bác các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc nhằm phá hoại tư tưởng, chia rẽ nội bộ, kích động chống phá của các thế lực thù địch, phản động.
Bốn là, thúc đẩy nền ngoại giao hiện đại, toàn diện, trong đó tăng cường hiệu quả phối hợp giữa ba trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Quốc hội và đối ngoại nhân dân; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa tất cả các trụ cột, lực lượng làm công tác đối ngoại.
Năm là, phát huy vai trò của đối ngoại trong thúc đẩy bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược đáp ứng đúng và trúng yêu cầu của tình hình mới. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược về đối ngoại, nhất là các vấn đề tác động trực tiếp, lâu dài đến an ninh và phát triển của đất nước. Thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, nắm chắc và dự báo đúng tình hình để kịp thời có đối sách và giải pháp phù hợp. Đi vào triển khai các đề án, chiến lược lớn trong lĩnh vực đối ngoại, an ninh, quốc phòng, trong đó có Nghị quyết về những định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII, Chiến lược đối ngoại Việt Nam đến năm 2030.
Sáu là, xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, bản lĩnh và trí tuệ, hiện đại, chuyên nghiệp về phong cách, phương pháp làm việc, có tinh thần đổi mới, sáng tạo. Tiếp tục đặc biệt coi trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác cán bộ, trong đó có đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ ngoại giao, nhất là với cán bộ cấp chiến lược, lãnh đạo, quản lý; từng bước xây dựng, phát triển đội ngũ chuyên gia có trình độ đạt tầm khu vực và quốc tế. Kiện toàn tổ chức, bộ máy ngành ngoại giao tinh gọn, khoa học, hợp lý và hiệu quả. Đẩy mạnh hiện đại hóa, chuyển đổi số ngành ngoại giao.
Trước những thách thức, chính sách đối ngoại của đất nước càng thể hiện bản sắc rõ ràng của ngoại giao cây tre Việt Nam, "dĩ bất biến ứng vạn biến", Bộ trưởng có bình luận gì về điều này?
Trong những năm gần đây, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, chưa từng có kể từ Chiến tranh Lạnh đến nay. Điều này đặt ra cơ hội, nhưng đồng thời cả những thách thức lớn đối với môi trường đối ngoại Việt Nam. Trước những biến chuyển lớn của thời đại, đối ngoại Việt Nam càng thể hiện rõ ràng bản sắc để bảo vệ vững chắc và phát huy mạnh mẽ lợi ích của đất nước.
Bản sắc ngoại giao Việt Nam có cội nguồn là những triết lý và truyền thống ngoại giao của ông cha ta xuyên suốt lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Bản sắc đó được nâng lên một tầm cao mới bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam hiện đại.
Tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc lần thứ nhất năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đúc kết: Hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc đối ngoại, ngoại giao và văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của Thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam: gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển".
Gốc vững chính là truyền thống tự lực, tự cường, là lợi ích quốc gia - dân tộc, được dẫn dắt bởi nền tảng tư tưởng của Đảng. Thân chắc chính là bản lĩnh kiên cường trước mọi thử thách, khó khăn, là những cốt lõi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong thời kỳ Đổi mới đã được thực tiễn kiểm chứng và vun đắp hơn 36 năm qua. Cành uyển chuyển là ứng xử "dĩ bất biến, ứng vạn biến".
Tình hình càng phức tạp, thì càng kiên trì về nguyên tắc, càng linh hoạt về sách lược. Đối ngoại Việt Nam dựa vào cái bất biến là bản sắc đối ngoại, đường lối đối ngoại để ứng phó với cái vạn biến của thế giới, vì lợi ích quốc gia - dân tộc, lẽ phải, chính nghĩa, phù hợp với những giá trị chung của nhân loại, đóng góp vì một thế giới hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển. Đó cũng chính là vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước, như đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Để làm được điều đó, ngành Ngoại giao sẽ cần tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hết mình, quyết tâm phát triển nền ngoại giao Việt Nam "vừa hồng vừa chuyên", trong sạch, vững mạnh, tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động, thích ứng - để xứng đáng với sứ mệnh nặng nề nhưng hết sức vẻ vang mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
Theo Dân trí